Triệu tập và cấm xuất cảnh 11 quan chức quân đội và cảnh sát
Tài năng, xinh đẹp, những nữ sinh trường Học viện Cảnh sát luôn thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an luôn xác định cảnh sát hình sự là lực lượng nghiệp vụ quan trọng, xứng danh “quả đấm thép” của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trải qua 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng cảnh sát hình sự từng bước nỗ lực vươn lên, lập được nhiều chiến công hiển hách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cảnh sát hình sự thực sự là lực lượng chủ lực, xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân.
Từ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia
Đầu tháng 3/2023, Cục Cảnh sát hình sự (C02)-Bộ Công an đã khởi tố 23 đối tượng trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia. Đây là chuyên án do C02 phối hợp Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao-Bộ Công an triệt phá.
Khoảng giữa tháng 12/2022, qua công tác nghiệp vụ, Cục C02 phát hiện có nhóm người Việt Nam hoạt động trong một công ty trá hình do đối tượng người nước ngoài làm chủ, đặt trụ sở tại Campuchia, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Việt Nam với quy mô lớn.
Sau đó, Cục Cảnh sát hình sự đã xác lập chuyên án đấu tranh. Quá trình điều tra, lực lượng công an Việt Nam đã làm rõ thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tại Campuchia.
Nhóm đối tượng này sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo thông qua hình thức vờ tuyển cộng tác viên làm việc online trên Internet rồi dụ dỗ họ chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng để đặt mua đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử giả mạo các sàn Shopee, Lazada...; lập tài khoản trên website Corona đặt cược đánh bạc tài xỉu để được hưởng hoa hồng. Các đối tượng đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, khiến dư luận bức xúc.
Ngày 7/1, Cục Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Phòng Cảnh sát hình sự-Công an tỉnh Tây Ninh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và công an các địa phương liên quan tiến hành triệu tập, bắt giữ 13 đối tượng, trong đó Nguyễn Hoàng Sang (sinh năm 2001), Lê Trường Thịnh (sinh năm 1997) là trưởng nhóm.
Điều tra mở rộng, Cục Cảnh sát hình sự bắt tiếp 10 đối tượng, trong đó Phan Trung (sinh năm 1996) là trưởng nhóm.
Tiến hành khám xét, ban chuyên án tạm giữ 25 điện thoại di động cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Cục Cảnh sát hình sự xác định từ tháng 3/2022 đến tháng 1/2023, hai đối tượng tên thường gọi là "Lùn" và "Trắng" (chưa rõ nhân thân, lai lịch; người Trung Quốc) câu kết với các đối tượng người Việt Nam thành lập công ty trá hình, đặt trụ sở tại khu Venus, tỉnh Svayrieng, Campuchia.
Tháng 10/2022, các đối tượng chuyển trụ sở đến khu King Crow, cùng tỉnh Svayrieng, tổ chức sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều công dân Việt Nam.
"Lùn" và "Trắng" đã tuyển gần 100 người Việt Nam, đưa sang Campuchia làm việc bằng hình thức thông qua các trang mạng xã hội, đăng bài viết với nội dung hứa hẹn mức lương cao, đãi ngộ hấp dẫn để tuyển nhân viên hoặc khuyến khích các nhân viên đang làm việc lôi kéo thêm bạn bè, người thân sang Campuchia cùng làm việc.
Sau khi tuyển nhân viên đưa sang Campuchia, "Lùn" và "Trắng" thỏa thuận trả công 800 USD/người/tháng, ngoài ra còn cho hưởng hoa hồng trên tổng số tiền lừa chiếm đoạt của các nạn nhân.
Hai đối tượng này bố trí cho nhân viên ăn, ở, làm việc cùng nhau trong một tòa nhà; đào tạo, hướng dẫn cách thức lừa đảo như cho nhân viên đọc tài liệu, "kịch bản," lời thoại lừa đảo; cho làm việc cùng nhân viên đã làm việc trước để học hỏi.
Sau đó, "Lùn" và "Trắng" quản lý, chia nhân viên theo các tổ, nhóm cùng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, các đối tượng đã lừa đảo hàng nghìn người Việt Nam, chiếm đoạt số tiền ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo Cục Cảnh sát hình sự, thời gian đầu, khi số tiền ít, nhóm đối tượng sẽ cho nạn nhân rút tiền về tài khoản ngân hàng của họ nhằm dụ dỗ họ bỏ ra thêm nhiều tiền với hy vọng làm giàu nhanh chóng. Khi số tiền nạn nhân chuyển đến nhiều hơn, nhóm đối tượng viện các cớ như sai số tài khoản ngân hàng, đặt cược sai lệnh... để không cho rút tiền.
Nhóm đối tượng còn mời gọi khách hàng chuyển thêm tiền để được rút "tất tay." Đến khi thấy nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền thêm, nhóm lừa đảo liền chặn liên lạc, xóa tài khoản và chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
Để thực hiện hành vi lừa đảo trên, nhóm đối tượng đã sử dụng 18 tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng khác nhau để các nạn nhân chuyển tiền vào. Và nhóm tội phạm đa số là người Việt Nam, nhưng hoạt động ở đặc khu tại Campuchia cùng những người nước ngoài khác. Mọi hoạt động của các đối tượng đều thực hiện trên không gian mạng để che giấu hành vi phạm tội.
Triệt phá vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia nói trên chỉ là một trong những chuyên án lớn, chiến công nổi bật của Cục Cảnh sát hình sự trong những năm qua.
Ngoài chuyên án này, phải kể đến chuyên án bắt, khám xét khẩn cấp đối với 19 đối tượng, thu giữ gần 1.500 hình dấu, con dấu giả của các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương; chuyên án triệt phá băng nhóm đánh bạc qua Internet hơn 2.000 tỷ đồng; điều tra, truy xét, bắt các đối tượng gây ra các vụ thảm án gây "rúng động" trong quần chúng nhân dân xảy ra tại Bắc Giang, Bình Phước, Nghệ An, Hưng Yên…
Đặc biệt, cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do Lê Văn Thọ (tức Thọ “sứt”) cầm đầu gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: giết người; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, vũ khí quân dụng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Đây được coi là một trong những chuyên án điển hình của lực lượng cảnh sát hình sự, vừa thể hiện sự kiên trì, mưu trí, nhạy bén, vừa thể hiện bản lĩnh, ý chí tấn công, truy bắt tội phạm đến cùng, đồng thời thể hiện tính nhân văn sâu sắc của lực lượng.
Ngược thời gian, có thể thấy ngày 18/4/1946, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Nghị định về tổ chức bộ máy Việt Nam Công an vụ. Trong tổ chức của Công an Trung ương và các địa phương đã thành lập các bộ phận và đội trinh sát theo khu vực, địa bàn, sau đó là các đội hình cảnh... làm nhiệm vụ điều tra, xử lý, trấn áp trộm cướp, lừa đảo, giết người và lưu manh chuyên nghiệp để bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ gìn trật tự trị an. Đây là tiền thân của lực lượng cảnh sát hình sự và ngày 18/4 được coi là ngày truyền thống của lực lượng. Ở mỗi thời điểm lịch sử, mỗi khoảnh khắc thời gian, lực lượng cảnh sát hình sự nói chung, Cục Cảnh sát hình sự nói riêng đều xung kích đi đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ, với danh dự, trách nhiệm và bản lĩnh, đem sức lực, trí tuệ, thậm chí hy sinh cả tính mạng, sức khỏe để bảo vệ trật tự an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, là “quả đấm thép” trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm. Và đây cũng là động lực, là nền tảng hun đúc, xây dựng nên bản lĩnh và truyền thống anh hùng của cảnh sát hình sự.
Lực lượng cảnh sát hình sự điều tra hiện trường một vụ án. (Ảnh: Nguyễn Văn Việt/TTXVN)
Với những thành tích, chiến công xuất sắc, lực lượng cảnh sát hình sự đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó 32 tập thể đơn vị cảnh sát hình sự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; có đơn vị được tuyên dương lần thứ hai.
Riêng Cục Cảnh sát hình sự từ năm 2010 đến nay liên tục được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Công an; nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương, bằng khen, thư khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, năm 2022, Cục cảnh sát hình sự vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bản lĩnh, truyền thống anh hùng và những chiến công, niềm vinh dự, tự hào đó đang tiếp tục được lực lượng cảnh sát hình sự tiếp nối, phát huy trong tình hình mới hiện nay.
Lực lượng đang nỗ lực, chủ động chuyển hướng nhận diện công tác nghiệp vụ, điều tra cơ bản theo 5 lĩnh vực quan trọng xuyên suốt; đảm bảo thượng tôn pháp luật. Lực lượng cảnh sát hình sự kiên quyết không đi sau đối tượng, tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo vững về nghiệp vụ, giỏi về pháp luật để phòng ngừa, đấu tranh đối tượng; tiếp tục phát huy xây dựng hình ảnh văn hóa đẹp trong lòng nhân dân về cán bộ, chiến sỹ cảnh sát hình sự…
Khẳng định vai trò trong phòng, chống tội phạm, đem lại sự bình yên cho nhân dân của lực lượng cảnh sát hình sự, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh cùng với sự phát triển của lực lượng công an nhân dân, cảnh sát nhân dân Việt Nam, lực lượng cảnh sát hình sự đã không ngừng phát triển và trưởng thành, mỗi giai đoạn đều đánh dấu những bước hoàn thiện, lớn mạnh mới về tổ chức, lực lượng và chức năng nhiệm vụ.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn xác định đây là một lực lượng nghiệp vụ quan trọng, mang tính chiến lược của ngành công an, là lực lượng xứng danh “quả đấm thép” của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và có tổ chức chặt chẽ, tập trung, chính quy, hoạt động hiệu quả được bố trí ở cả 4 cấp công an…/.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn
Bảng thành tích ấn tượng của Bùi Thị Thu Hà:
- Giải nhì cuộc thi Tìm hiểu luật thi hành án năm 2019.
- Giải ba cuộc thi Olympic Tìm hiểu luật hành chính năm 2019.
- Giải ba cuộc thi Olympic Tìm hiểu luật tố tụng hình sự năm 2019.
- Bằng khen của Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân; Giấy khen của đoàn thanh niên huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; Bằng khen của Đoàn Thanh niên Học viện cảnh sát nhân dân.
Nuôi ước mơ trở thành nữ cảnh sát ngay từ bé
Chia sẻ về quá trình học tập, Thu Hà (sinh ngày 21/7/1999, đến từ Đà Lạt) nhấn mạnh: "Bản thân mình luôn xác định việc học tập và rèn luyện là nhiệm vụ tiên quyết với phương châm "Học thật, thi thật để ra đời làm thật". Do vậy trong quá trình học tập, mình luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có thái độ tự giác, nghiêm chỉnh trong các giờ học tập trên hội trường cũng như trong thời gian tự nghiên cứu.
Mình cũng ý thức tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, góp phần làm tăng thêm tính sôi nổi của buổi học. Đảm bảo thời gian học tập, nghiên cứu và luôn chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Mình nghĩ rằng, việc chủ động học tập chính là chìa khóa giúp mình có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra".
"Nhìn lại quãng thời gian học tập, mình cảm thấy khá hãnh diện với những cố gắng của bản thân. Mình tích cực tham gia các Hội thi học tốt do các khoa, bộ môn tổ chức. Tích cực tham gia phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học do Học viện phát động.
Hơn nữa, với trách nhiệm, vai trò của một Đảng viên, bản thân mình nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của Học viện, có thái độ, lễ tiết, tác phong đúng mực. Đảm bảo các hoạt động thường nhật như duy trì trật tự nội vụ tại phòng ở và xung quanh kí túc xá. Trong kỳ thực tập vừa qua mình đã đạt điểm 10 tuyệt đối và kết thúc khóa học với khóa luật tốt nghiệp đạt số điểm 9,7", Hà cho biết thêm.
Hà bộc bạch: "Ngay từ bé mình đã có một ước mơ mãnh liệt là được trở thành một nữ cảnh sát. Mơ ước ấy càng mãnh liệt hơn khi có lần mình đã tận mắt chứng kiến cảnh một cô cảnh sát rất nhỏ bé đã xông ra bắt cướp mà không màng nguy hiểm.
Việc tham gia học tập trong một ngôi trường vũ trang đã thay đổi con người mình rất nhiều. Từ một cô gái yếu đuối, dễ nản chí trước những khó khăn thì giờ đây đã mạnh mẽ, luôn luôn cố gắng để vượt qua những khó khăn và thử thách".
Trong suốt quãng thời gian học tập tại Học viện Cảnh sát Nhân dân, Thu Hà luôn đạt danh hiệu Học viên Giỏi và năng nổ tham gia các hoạt động tập thể. Hơn thế nữa, cô cũng biết cách cân bằng thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện chung.
Sống vui vẻ là đích đến của hạnh phúc
Châm ngôn sống của cô gái Đà Lạt là: "Ăn món mình thích, lấy người mình yêu và làm điều mình muốn". Hà tự nhận mình là kiểu người hướng ngoại, thích giúp đỡ mọi người và khám phá những điều mới lạ. Hà cho rằng, sống vui vẻ là đích đến của hạnh phúc nên mỗi ngày trôi qua hãy sống sao cho thật ý nghĩa.
Với Hà, sống xa nhà sẽ có rất nhiều khó khăn nhưng một khi đã vượt qua thì sẽ trưởng thành và can đảm hơn. Bởi: "Mọi thứ chắc chắn đều có hướng giải quyết của nó, chỉ là bản thân mình có đủ kiên trì để tìm ra hay không thôi. Khó khăn luôn là một phần phải có cuộc sống, nên đối diện và vượt qua là cách tốt nhất", Hà nói.
Biến cố lớn nhất mà cô gái 9X gặp phải chính là mất đi người em trai. "Trước đây mình luôn cho rằng, mình còn rất nhiều thời gian. Nếu hôm nay không làm được thì ngày mai thực hiện. Nhưng kể từ khi em trai mình ra đi thì mình hiểu, cuộc sống này quả thực rất ngắn ngủi. Mình cố gắng dành nhiều thời gian quan tâm đến người thân hơn, vì yêu thương chưa bao giờ là muộn màng cả".
Thu Hà hy vọng bản thân sẽ luôn giữ được niềm say mê để có thể đi vững trên con đường đã lựa chọn và sống trọn nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong quý II, khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, cơ hội để đạt mục tiêu tăng trưởng 7 - 8% như kế hoạch vẫn có nếu tận dụng được các cơ hội thị trường.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh
Trong bối cảnh nhiều mặt hàng dệt may gặp khó khăn do bị hoãn, giãn đơn hàng, khẩu trang đang là "cứu cánh" của doanh nghiệp dệt may. 400 triệu khẩu trang y tế là số lượng trong đơn hàng Tổng công ty May 10 đã ký với đối tác giao hàng trong tháng 7. Ngoài đơn hàng khẩu trang y tế, May 10 còn nhận được các đơn hàng từ Đức, Mỹ cho khẩu trang vải kháng khuẩn, tổng cộng hơn 20 triệu chiếc.
May 10 là một trong những doanh nghiệp đã thành công trong chuyển hướng mặt hàng phù hợp với tín hiệu thị trường, góp phần tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến hoạt động này gặp nhiều khó khăn. Theo Bộ Công Thương, nếu trong quý I, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa bị tác động nhiều bởi đại dịch Covid-19 thì bước sang quý II, hoạt động này phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế trước diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, khó lường.
Cụ thể, dịch bệnh tại nhiều thị trường khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Đông chưa được kiểm soát, việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ tháng 3, toàn cầu bước vào giai đoạn đại dịch với mức độ lây lan nhanh nguy hiểm, Chính phủ các quốc gia đang ban hành những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập, mua sắm đông người, hạn chế hoạt động của các Trung tâm thương mại... khiến nhu cầu mua bán hàng tiêu dùng như: dệt may và giày dép, đồ gỗ… tại nhiều thị trường giảm.
Đặc biệt, giá hàng hóa sụt giảm cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đơn cử, trong 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu nhân điều giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2019, cà phê giảm 2,2%, chè giảm 13,1%, hạt tiêu giảm 19%. Đặc biệt, tính đến ngày 27/4/2020, giá dầu thô WTI đã giảm mạnh 77,3% (tương ứng giảm 53,46 USD/thùng) so với đầu năm 2020, xuống còn 15,72 USD/thùng... ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2020 ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3/2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm so với tháng 3/2020. Trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến giảm mạnh nhất, giảm 20% so với tháng trước, ước đạt 16,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cũng giảm 18,6% so với tháng 3/2020, đạt 247 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản giảm 6,6% so với tháng 3/2020, ước đạt 2,02 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 82,94 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 6,5%).
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 20,4 tỷ USD, giảm 7,9% so với tháng trước, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu cả nước ước đạt 79,89 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,7%).
Với tình hình xuất nhập khẩu như vậy, tháng 4, Việt Nam ước tính nhập siêu 700 triệu USD. Tính chung 4 tháng năm 2020, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 3,04 tỷ USD cao hơn nhiều so với con số thặng dư đạt 983 triệu USD của 4 tháng đầu năm 2019.
Như vậy, sau khi đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong quý I/2020, hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4/2020 đã bắt đầu chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19. Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3/2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản. Mặc dù vậy, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II/2020, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại cộng với những lợi thế cạnh tranh khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.
Bên cạnh đó, trên toàn cầu, nhiều nền kinh tế đã tung các gói kích cầu quy mô lớn trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19 lên nền kinh tế. Đa phần các nước đều tăng cường chi tiêu tài khoá để đối phó với dịch bệnh, duy trì các hoạt động kinh tế thiết yếu và hỗ trợ người lao động. Tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ban ngành cũng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19.
Hiện nay, tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc có kết quả tích cực; các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh… do đó, nhu cầu được dự báo sẽ dần tăng trở lại trong thời gian tới.
Nhiều quốc gia từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp diễn. Đơn cử, Italia sẽ bắt đầu cho phép ngành công nghiệp sản xuất hoạt động trở lại từ ngày 4/5 trong kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa và mở cửa trường học vào tháng 9. Bỉ cũng công bố kế hoạch mở lại các doanh nghiệp và trường học giữa tháng 5 và nhà hàng là từ ngày 8/6. Còn Ấn Độ, Iran, Israel khởi động lại các doanh nghiệp tại những khu vực có nguy cơ bùng phát Covid-19 thấp. Chính phủ Australia, New Zealand cùng lúc chuẩn bị mở cửa dần nền kinh tế và một số địa phương thận trọng nới lỏng lệnh phong tỏa.
Ở nội địa, ngày 24/4/2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2017 đến 31/7/2018 đối với sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, mức thuế cuối cùng áp cho các doanh nghiệp đã tham gia trả lời bản câu hỏi và hợp tác với DOC là 0,15 USD/kg (tương ứng khoảng 3,8% giá xuất khẩu), giảm đáng kể so với đợt trước (POR14) là 1,37 USD/kg. Các doanh nghiệp không hợp tác sẽ nhận mức thuế 2,39 USD/kg, giữ nguyên so với POR14. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%. Mức thuế chống bán phá giá cho cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường cũng có dấu hiệu tăng trưởng khả quan. Đây là thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ tác động đến ngành nuôi cá trong nước.
Trong khi dịch Covid-19 khiến các quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại thì kết nối trực tuyến là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh giao thương với doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngày 21/4/2020, lần đầu tiên Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Thương mại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến hàng hoá Việt Nam- Trung Quốc (Quảng Tây). Hội nghị có sự kết nối và tham gia của hơn 150 doanh nghiệp hai nước hoạt động trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, trong đó có 35 doanh nghiệp Việt Nam.
Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020 được kỳ vọng mở ra một cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới. Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế lớn dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.