Cty Vạn Phước Thịnh

Cty Vạn Phước Thịnh

Xuất phát từ nhu cầu to lớn về việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa khắp toàn cầu, Công Ty CP Vận Tải Vạn Trường Thịnh được thành lập năm 2009. - Chúng tôi tự hào cung cấp một dịch vụ hoàn hảo về giao nhận và vận tải hàng hóa cho khách hàng tại Việt Nam. - Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là tạo được niềm tin đối với từng khách hàng trên cơ sở mang đến những dịch vụ đảm bảo, nhanh chóng và chính xác. - Trong 3 năm đầu thành lập, chúng tôi không ngừng tìm kiếm và mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam với đội xe rơ mooc và xe tải lạnh. - Chúng tôi có thể xử lý hàng hóa tổng hợp, hóa chất, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, bất kỳ hàng hóa chuyên ngành khác. - Phương châm hoạt động của Công ty "Lợi ích của khách hàng là mục tiêu hàng đầu"

Chuỗi phương thức “thao túng” SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.

Với nhiều phương thức phạm tội, Lan cùng đồng phạm đã làm khuấy đảo, “làm mưa, làm gió” tại SCB, nhằm thâu tóm và điều khiển toàn bộ hoạt động của ngân hàng này.

Sử dụng SCB như một công cụ tài chính

Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần, chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt, Trương Mỹ Lan đã sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân.

Để rút được tiền, Trương Mỹ Lan đã điều hành, chỉ đạo các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tổ chức thành lập nhiều bộ phận, đơn vị, công ty, thuê và sử dụng hàng nghìn cá nhân, câu kết chặt chẽ với nhau, thông đồng với các Công ty Thẩm định giá, triển khai rút tiền.

Cụ thể, Trương Mỹ Lan đã thành lập các đơn vị thuộc SCB chỉ để cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan.

Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Đinh Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc SCB thành lập 3 đơn vị cho vay để phục vụ các khoản vay gồm: Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối doanh nghiệp, Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.

Cả 3 đơn vị này có chức năng cho vay như các Chi nhánh nhưng trực thuộc quản lý điều hành của Hội sở SCB, không có bộ phận kho quỹ và con dấu riêng mà sử dụng con dấu của đơn vị khác khi hoạt động và chỉ lập hồ sơ cho vay đối với các khoản vay của Trương Mỹ Lan.

Trong đó, từ ngày 3/6/2020 đến ngày 24/6/2022, 3 đơn vị cho vay này đã lập hồ sơ, giải ngân cho 396 khoản vay/tổng dư nợ là 212.725 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 185.183 tỷ đồng, nợ lãi/phí là 27.542 tỷ đồng (chiếm 38,27% dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan).

Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Sau hơn 01 tháng xét xử đại án Vạn Thịnh Phát, Tòa án nhân dân TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.

Hội đồng xét xử xác định, Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỷ đồng, tuy nhiên bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả nên chỉ còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng.

Tòa nhận định, thực chất bị cáo Lan là chủ SCB, có quyền điều hành cao nhất tại SCB. Bị cáo Lan không chỉ chi phối về tài chính mà còn chi phối cả nhân sự của SCB.

Dù không quản lý điều hành trực tiếp nhưng bị cáo Lan có vai trò cao nhất, có quyền quyết định toàn bộ tại SCB.

Từ đó, bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như công cụ tài chính, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để lập hồ sơ vay khống, nâng giá tài sản đảm bảo; đưa tài sản không đủ pháp lý, rút tài sản có giá trị lớn hóa đổi bằng tài sản có giá trị thấp hơn để rút tiền SCB.

Về thiệt hại của vụ án, từ 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.

Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (gần 484.000 tỷ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.

Về tội Tham ô tài sản, Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong suốt 10 năm được chia thành 2 giai đoạn.

Với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018, xử lý theo điều khoản tương ứng là điều 179 "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Còn hành vi của bị cáo Lan xảy ra từ 0 giờ ngày 1/1/2018 sẽ xử lý theo Bộ luật Hình sự mới, tương ứng với tội Tham ô tài sản.

Hội đồng xét xử nhận định Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo Trượng Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản là đúng.

Tạo dựng hệ thống chân rết “rút ruột” SCB

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thành lập, sử dụng các Công ty “ma”, thuê/nhờ các cá nhân để đứng tên hồ sơ vay, cổ phần, tài sản đảm bảo, ký hợp thức chứng từ rút, nộp tiền để tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB.

Kết quả điều tra xác định, có 875 khách hàng gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân đứng tên 1.284 khoản vay, được Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.

Ngoài việc tạo lập các công ty “ma” đứng tên hồ sơ vay vốn, Trương Mỹ Lan còn câu kết và chỉ đạo các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật hoặc được giao quản lý Công ty thực tế có hoạt động kinh doanh.

Trong đó, Trương Huệ Vân là cháu ruột Trương Mỹ Lan, được giao quản lý điều hành một số Công ty trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Nguyễn Phi Long (Tổng Giám đốc), Đặng Quang Nguyên, (Phó Tổng Giám đốc) Công ty Lavifood; Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ) là chồng Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư Times Square… để các Công ty này đứng tên vay vốn hoặc tạo lập thêm nhiều công ty “ma”, tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống, rút tiền của SCB để cùng sử dụng.

Xử lý các đối tượng bỏ trốn trong vụ Vạn Thịnh Phát như thế nào?

Về xử lý các đối tượng bỏ trốn, bị truy nã trong vụ Vạn Thịnh Phát, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho rằng, chủ trương xử lý các đối tượng bỏ trốn, truy nã được Ban Chỉ đạo chỉ đạo nhất quán và pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định.

"Với các đối tượng là người Việt, quốc tịch Việt Nam, có đủ căn cứ chứng minh rằng đã phạm tội, đủ căn cứ điều kiện để đưa ra xét xử thì tiếp tục quyết định xét xử vắng mặt.

Đây là chủ trương thống nhất, không chỉ riêng với vụ án này, mà nhất quán với các vụ án", Phó trưởng Ban Nội chính Nguyễn Văn Yên nêu rõ.

Đồng thời cho biết thêm, để cụ thể chủ trương và quy định của luật, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, các cơ quan đang tích cực xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện thống nhất, nhưng cần phải có thời gian. Cơ chế này đang được nghiên cứu, tổng kết đánh giá và có thể sẽ rút ra những cơ chế như án lệ để sau này có vụ tương tự có thể xét xử./.

Không bị xử lý hình sự nhưng xẻ bị xử lý nghiêm bằng kỷ luật đảng và xử lý hành chính

Theo Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên, Ban Chỉ đạo đã chỉ rõ phải nghiên cứu, đánh giá đặc trưng của tội "Đưa hối lộ". Giữa đưa và nhận phải có cam kết làm việc gì đó để có lợi cho bên đưa, hoặc không làm gì đó đem lại lợi ích cho bên đưa.

Trong những trường hợp của đoàn kiểm tra, thanh tra có vi phạm đã được cân lên đặt xuống, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng; có một số đối tượng rơi vào tình cảnh không có thỏa thuận, không có cam kết, đòi hỏi, tiền nhận số lượng ít vào dịp lễ, Tết.

Căn cứ vào chủ trương của Đảng về chính sách nhân đạo, xét giữa công và tội nên một số trường hợp như nêu trên không bị xử lý về hình sự nhưng sẽ xử lý nghiêm bằng kỷ luật đảng và xử lý hành chính. Đây là hình thức xử lý thấu tình đạt lý.

Giải ngân trước, hợp thức hóa sau

Mỗi khi cần rút tiền, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cán bộ ở SCB và đồng phạm tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê/nhờ đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty “ma” đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký.

Các đại diện pháp nhân và cá nhân đứng tên khoản vay đều không được thụ hưởng và sử dụng tiền, không biết mình vay và nợ SCB số tiền đặc biệt lớn; những người đứng tên tài sản đều xác nhận không phải tài sản của họ.

Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau.

Trên hồ sơ các khoản vay thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện, hợp thức.

Trong 1.284 khoản vay thuộc trách nhiệm của Trương Mỹ Lan còn dư nợ, có 684 khoản vay với dư nợ 382.876 tỷ đồng chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản. Đặc biệt, có 201 khoản vay với dư nợ 11.686 tỷ đồng có hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại SCB.