Tin Cửa Khẩu Việt Nam Trung Quốc

Tin Cửa Khẩu Việt Nam Trung Quốc

Việt Nam có đường biên giới ngay gần Trung Quốc nên có nhiều cửa khẩu phục vụ cho hoạt động thương mại và di chuyển. Vậy bạn đã biết danh sách các cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc chưa? Chúng nằm ở những tỉnh nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.

Danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc

Tìm hiểu ngay danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc ngay dưới đây để có những sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Cửa khẩu Móng Cái là cửa khẩu quốc tế đầu tiên ở phía Bắc và có hoạt động giao thương tấp nập, đông đúc thuộc phường Hoà Lạc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, về phía Trung Quốc thuộc địa bàn thị xã Đông Hưng.

Cửa khẩu Hoành Mô: Đây là một cửa khẩu thuộc thôn Đồng Mô, xã Hoành Mô, Bình Liêu, Quảng Ninh và được nằm ngay điểm cuối Quốc lộ 18C, bên kia biên giới là cửa khẩu Động Trung nằm tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh: Là cửa khẩu cuối trong danh sách các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh và thông thương với cửa khẩu Lý Hỏa tại Quảng Tây Trung Quốc.

Cửa khẩu Hữu Nghị: Đây chính là cầu nối đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cửa khẩu Hữu Nghị nằm trên Quốc lộ 1A, phía Bắc cách Lạng Sơn 17km, phía Đông Bắc cách Hà Nội 171km và chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, máy móc, thiết bị,…

Cửa khẩu Đồng Đăng: Chính là trạm kiểm soát của nhà ga Đồng Đăng nối liền với nhà ga Bằng Tường tuyến Nam Ninh - Bằng Tường của Trung Quốc.

Cửa khẩu Cốc Nam: Cửa khẩu nằm tại xã Tân Mỹ, Văn Lãng, Lạng Sơn và thông thương sang Trung Quốc chính là cửa khẩu Lũng Vài thuộc Bằng Tường, Quảng Tây.

Cửa khẩu Pò Nhùng: Cửa khẩu Pò Nhùng được thông thương với cửa khẩu Dầu Ải của Trung Quốc giúp mọi người dễ dàng sang Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu Bản Chắt: Cửa khẩu thuộc địa phận xã xã Bính Xá, huyện Đình Lập, Lạng Sơn và phía bên kia là cửa khẩu Bản Lạn, Đồng Miên thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu Chi Ma: Thuộc địa bàn Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn được nối liền với cửa khẩu Ái Điểm nằm tại Ninh Minh, Quảng Tây.

Cửa khẩu Co Sâu: Thuộc thị xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn và được thông thương với cửa khẩu Bắc Sơn, Ninh Minh, Quảng Tây.

Cửa khẩu Lào Cai: Nằm tại vị trí trung tâm của Lào Cai được đánh giá là cửa khẩu quan trọng giao lưu kinh tế thương mại qua đường biên giới giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc.

Cửa khẩu Mường Khương: Cửa khẩu thuộc xã Mường Khương, Lào Cai và được nối liền với cửa khẩu Kiều Đầu Trung Quốc.

Cửa khẩu Bản Vược: Nằm tại tỉnh Lào Cai và thông thương với cửa khẩu Ba Sa, Vân Nam, Trung Quốc.

Những đối tượng nào được ra vào khu vực cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc

Vậy có những đối tượng nào sẽ được ra vào khu vực cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP sẽ có những quy định về đối tượng ra vào khu vực cửa khẩu như sau:

Cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc

Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh qua biên giới. Dưới đây là danh sách cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc mà SUTECH tổng hợp được.

Cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc có vai trò gì?

Cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác. Các cửa khẩu này đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu là các cơ quan chức năng thực hiện các công việc như: làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu; bao gồm: Biên phòng; Hải quan; Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).

Khi người và hàng hóa muốn giao thương hoặc di chuyển qua cửa khẩu cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan phụ trách như biên phòng, hải quan…

Hiện tại, cửa khẩu biên giới Việt Nam được chia thành cửa khẩu Quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ và lối mở biên. Mỗi một cửa khẩu sẽ có những chức năng quyền hạn khác nhau, vậy doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc tham khảo danh sách cửa khẩu dưới đây.

Đến năm 2030, mở, nâng cấp 8 cặp cửa khẩu quốc tế

Thời kỳ 2021 - 2030, mở, nâng cấp 08 cửa khẩu quốc tế, 09 cửa khẩu song phương, 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.

08 cặp cửa khẩu quốc tế mở, nâng cấp, gồm: Móng Cái (đường sắt, Quảng Ninh) - Đông Hưng (đường sắt, Quảng Tây); Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Quảng Tây); Lý Vạn (Cao Bằng) - Thạc Long (Quảng Tây); Tà Lùng (Cao Bằng) - Thủy Khẩu (Quảng Tây); Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Long Bang (Quảng Tây); Mường Khương (Lào Cai) - Kiều Đầu (Vân Nam); Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam); Ma Lù Thàng (Lai Châu) - Kim Thủy Hà (Vân Nam).

Mở 09 cặp cửa khẩu song phương, gồm: Hoành Mô (Quảng Ninh) - Động Trung (Quảng Tây); Ka Long (Quảng Ninh) - Bến biên mậu Đông Hưng (Quảng Tây); Km3+4 (Quảng Ninh) - Chợ biên mậu Đông Hưng (Quảng Tây); Bình Nghi (Lạng Sơn) - Bình Nhi Quan (Quảng Tây); Hạ Lang (Cao Bằng) - Khoa Giáp (Quảng Tây); Pò Peo (Cao Bằng) - Nhạc Vu (Quảng Tây); U Ma Tu Khoàng (Lai Châu) - Bình Hà (Vân Nam); Sông Đà (Lai Châu) - Sông Lý Tiên (Vân Nam); A Pa Chải (Điện Biên) - Long Phú (Vân Nam).

Mở 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, gồm:

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bắc Luân III thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa thuộc cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Quảng Ninh) - Động Trung (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hữu Nghị Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Cốc Nam - Lũng Nghịu (khu vực mốc 1104-1105) thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hữu Nghị Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Tân Thanh - Pò Chài (khu vực mốc 1090-1091) thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Hữu Nghị Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1035 thuộc cặp cửa khẩu song phương Bình Nghi (Lạng Sơn) - Bình Nhi Quan (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Nà Đoỏng - Nà Ráy thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Long Bang (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa cầu Tà Lùng II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng) - Thủy Khẩu (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bản Khoòng - Nham Ứng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Lý Vạn (Cao Bằng) - Thạc Long (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu song phương Sóc Giang (Cao Bằng) - Bình Mãng (Quảng Tây);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) - Thiên Bảo (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Bản Quẩn - Sơn Yêu thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Na Lốc - Mã Hoàng Pao thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Lồ Cô Chin - Lao Kha thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương (Lào Cai) - Kiều Đầu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Hóa Chư Phùng - Seo Pả Chư thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương (Lào Cai) - Kiều Đầu (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Lũng Pô - Lũng Pô Chải thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam);

Lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Y Tý - Ma Ngán Tý thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) - Pả Sa (Vân Nam).

Mở 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt: Khu vực mốc 834/1 (tỉnh Cao Bằng) phục vụ việc vận hành Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

Source: https://tapchicongthuong.vn/den-nam-2030--tuyen-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-co-26-cua-khau-112606.htm

Các cửa khẩu phụ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngoài cửa khẩu quốc tế, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc còn có cửa khẩu phụ và lối mở biên. Theo dõi nội dung dưới đây để biết chi tiết.

Tại Quảng Ninh ngoài cửa khẩu quốc tế Móng Cái còn có cửa khẩu phụ và các lối mở là cửa khẩu Hoành Mô và lối mở Bắc Phong Sinh.

Cửa khẩu Hoành Mô thông thương sang cửa khẩu Động Trung ở thành phố cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, với diện tích tổng cộng là 14.236 ha. Cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Mô là một điểm giao thương sôi động giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các mặt hàng giao thương qua cửa khẩu chủ yếu là hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản và nhập khẩu các mặt hàng như vải may mặc, đồ gỗ nội thất.

Là cửa khẩu kinh tế nằm ở bản Mốc 13, có diện tích khoảng 12ha, thông thương với lối mở Lý Hỏa, thuộc cặp cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung. Cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và thương mại của khu vực. Nơi đây, như một điểm kết nối và trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Nam Trung Quốc.

Phục vụ giao thương hàng hóa tại tỉnh Lào Cai còn có cửa khẩu Kim Thành, cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát) và cửa khẩu Mường Khương. Các cửa khẩu này đều được mở rộng, nâng cấp phục vụ hoạt động trao đổi hàng hóa.

Tại cửa khẩu Kim Thành nhiều hoạt động xuất khẩu được diễn ra, tính riêng trong tháng 5/2023, đã có 192 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Có đến 2.346 tờ khai xuất nhập khẩu được mở với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 60 triệu USD. Một số mặt hàng giao thương chính là nông sản, ván bóc, lạc, cà phê, bánh kẹo, giày dép…

Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Ba Sa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bằng phà qua sông Hồng. Vì giao thương bằng phà nên giao thông chưa thuận lợi, nên hàng hóa trao đổi chủ yếu là hàng nông sản. Việc xuất nhập khẩu tùy theo mùa vụ và đôi xảy ra lúc ùn ứ vì nhu cầu của hai bên không khớp nhau.

Cửa khẩu diễn ra nhiều hoạt động xuất nhập cảnh và trao đổi hàng hóa. Đặc biệt là từ sau dịch Covid hoạt động giao thương đã trở nên nhộn nhịp hơn.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngoài cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hiện có 5 cửa khẩu đang thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa là cửa khẩu Quốc tế Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu song phương Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu phụ Cốc Nam và cửa khẩu phụ Na Hình. Vào vụ thu hoạch lượng xe chở nông sản xuất khẩu về khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn tăng lên khá nhiều.

Tại cửa khẩu Chi Ma các mặt hàng xuất khẩu qua đây chủ yếu là hạt tiêu, hạt sen, tinh bột sắn, gỗ ván bóc, cá đông lạnh… Tại thời điểm đầu tháng 4/2023, trung bình mỗi ngày tại cửa khẩu song phương Chi Ma có từ 60-80 phương tiện hàng hóa được thông quan xuất nhập khẩu.

là cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản như dưa hấu, xoài, mít… trung bình mỗi ngày có từ 200 đến 250 xe hàng được xuất khẩu qua biên giới. Cửa khẩu Cốc Nam là cửa khẩu tại vùng đất bản Cốc Nam xã Tân Mỹ. Sau thời gian dừng dịch Covid đến nay cửa khẩu đã hoạt động trở lại, các mặt hàng giao thương qua cửa khẩu chủ yếu thủy sản tươi sống.

Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Ái Kéo Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thông thương hàng hóa giữa hai nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, trong đó mặt hàng tinh bột sắn là chủ lực. Hiện tại, hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Na Hình – Kéo Ái đạt khoảng từ 80 -100 xe hàng/ngày.

Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong năm 2022 lô hàng thử nghiệm vải Lục Ngạn (Bắc Giang) được vận chuyển bằng đường sắt sang thị trường Trung Quốc.

Hà Giang với gần 300km đường biên giới với Trung Quốc, do đó nhu cầu đi lại và thông thương hàng hóa giữa người dân hai nước là cực kì lớn. Hiện tại, Hà Giang có 5 cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Trung Quốc là cửa khẩu Phó Bảng, Cửa khẩu Săm Pun, Cửa khẩu Xin Mần, cửa khẩu Bạch Đích và một cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.

Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán, đây là lối mở cho cư dân biên giới hai bên giao lưu thăm thân và trao đổi hàng hóa tại huyện Đồng Văn.

Là cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc phục vụ cho hoạt động giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại tỉnh Hà Giang.

Hai cửa khẩu này chủ yếu phục vụ hoạt động kinh tế mậu biên. Cửa khẩu thường nhộn nhịp đông đúc với hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc tỉnh Lại Châu thông thương với cửa khẩu Trung Quốc là Kim Thủy Hà thuộc huyện Vân Nam. Cửa khẩu là trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc. Với vai trò quan trọng như vậy vào năm 2020 Chính phủ đã phê duyệt nâng cấp cặp cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng (Việt Nam) – Kim Thuỷ Hà (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế.

Trên đây là danh sách cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc đầy đủ nhất mà SUTECH tổng hợp được. Hy vọng, với thông tin này, quý doanh nghiệp có thể lựa chọn được cửa khẩu phù hợp nhất để xuất khẩu sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng chưa biết thủ tục đăng ký, vui lòng liên hệ SUTECH để được tư vấn hỗ trợ.

Những chuyến xe đầu tiên thông quan qua cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) - Ảnh: QUỐC THẮNG

Ngày 25-6, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa.

Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn cùng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sự kiện cũng là một trong những nội dung cụ thể hóa kết quả chuyến thăm chính thức khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Ninh vào tháng 2-2024, góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai địa phương.

Tại lễ công bố, ông Vũ Văn Diện - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh - đánh giá cao những nỗ lực của hai địa phương trong việc hoàn tất các thủ tục công bố cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Xe hàng xuất nhập khẩu thông quan qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa - Ảnh: QUỐC THẮNG

Để làm tốt công tác quản lý, vận hành hệ thống cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới, ông Diện đề nghị hai bên tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, xây dựng, quản lý hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới.

Trong đó, tập trung đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị hiện đại tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu và thúc đẩy hợp tác thương mại qua biên giới, nhất là phát triển thị trường khách du lịch giữa hai bên.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan; chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tích cực, phối hợp vận hành hiệu quả xây dựng cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn.

Việt Nam có biên giới giáp với Trung Quốc tuy nhiên không phải ai cũng nắm được danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc hiện nay. Điều này khiến mọi người gặp khó khăn khi tìm kiếm tuyến đường vận chuyển hàng hóa tối ưu giảm thiểu thời gian và chi phí. Ngay dưới đây là danh sách các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc mà ALS sẽ cập nhật đầy đủ và nhanh chóng giúp mọi người có thông tin hữu ích.