Tăng Trưởng Kinh Tế Hà Nội Năm 2023

Tăng Trưởng Kinh Tế Hà Nội Năm 2023

Tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hương đã công bố những chỉ tiêu chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý IV và năm 2023.

CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TOÀN CẦU

Về tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 đang chịu tác động kéo dài của nhiều cú sốc tiêu cực cả cũ lẫn mới, như: đại dịch Covid-19; xung đột giữa Nga và Ukraine và diễn biến bất ngờ từ đụng độ dữ dội chưa từng thấy giữa Hamas và Israel ngày 7/10/2023; nhiều quốc gia phát triển vẫn đang duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát; kéo theo đó là vấn đề thu hẹp tiêu dùng và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu vẫn rất phổ biến; các vấn đề chung về tái cấu trúc nền kinh tế cùng thị trường bất động sản suy thoái...

Việc giá năng lượng và chi phí đi vay vẫn ở mức cao, đang kéo giảm khả năng cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển, từ đó làm gia tăng các khoản nợ xấu cũng như sự an toàn tài chính chung của nhiều quốc gia. Hệ thống ngân hàng toàn cầu cũng đang chịu áp lực lớn kéo dài, nhiều vụ phá sản đến từ các ngân hàng lâu đời đã diễn ra trong năm nay, trong khi tại một số nơi lại chứng kiến lượng tiền ứ đọng lớn không thể giải ngân do nhu cầu đầu tư xuống rất thấp.

Lãi suất thực tăng ở hầu hết các nền kinh tế, ngoại trừ Nhật Bản, đã khuyến khích người dân toàn cầu gia tăng tiết kiệm và khiến chi phi thực hiện các khoản vay mới tăng lên. Các yếu tố này đã khiến việc cho vay của ngân hàng chậm lại đáng kể ở các nền kinh tế tương đối phụ thuộc vào ngành ngân hàng, đặc biệt là đối với các hộ gia đình. Số lượng vị trí tuyển dụng giảm, áp lực an sinh xã hội gia tăng.

Tăng trưởng tiềm năng toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ, đạt 2,2% trong thời gian còn lại của thập niên 2020 gắn với lực lượng lao động toàn cầu đang già đi và tăng trưởng chậm hơn, tốc độ tăng trưởng đầu tư và năng suất các nhân tố tổng hợp ngày càng giảm; sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng sâu sắc, với nhiều hạn chế hơn về thương mại, dịch chuyển vốn xuyên biên giới, công nghệ, lao động và thanh toán quốc tế có thể làm gia tăng biến động về giá cả hàng hóa và cản trở sự hợp tác đa phương trong việc cung cấp hàng hóa công toàn cầu. Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu ngày càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc do biến đổi khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững...

Đáng lưu ý là có một số nhân tố mới đã ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 và tới đây, bao gồm:

Thứ nhất, đại dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát. Sau khi chứng kiến đỉnh dịch gần nhất vào khoảng đầu năm 2023, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đã kết thúc tình trạng khẩn cấp do đại dịch từ giữa năm 2023 và diễn biến dịch bệnh trong giai đoạn cuối năm cũng không gây quá nhiều chú ý. Như vậy, đại dịch Covid-19 về cơ bản đã không còn là mối bận tâm chung trong nỗ lực thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế năm 2023.

Thứ hai, sự trỗi dậy của kinh tế Ấn Độ. Ấn Độ đang là nền kinh tế gây ấn tượng nhất năm 2023. Ernst & Young dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế trị giá 26 nghìn tỷ USD vào năm 2047, với thu nhập bình quân đầu người tăng gấp sáu lần lên 15.000 USD (Ernst & Young, 2023). New Delhi hiện đang đặt mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng “đáng tin cậy và có sức chống chịu” sau sự gián đoạn do đại dịch Covid-19. Ấn Độ hiện cũng đang là quốc gia ít bị ảnh hưởng tiêu cực từ các bất ổn kinh tế - chính trị hiện nay trên thế giới...

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024:  Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Kết quả nói trên khiến sự khởi đầu năm 2024 của nền kinh tế lớn nhất châu Âu thêm phần ảm đạm. Vừa bước sang năm mới, Đức đã phải đối mặt với cuộc đình công toàn quốc của nhân viên đường sắt về thời gian làm việc, và các cuộc biểu tình của nông dân phản đối việc Chính phủ cắt giảm trợ cấp nhiên liệu.

“Tăng trưởng kinh tế nói chung ở Đức đã đảo ngược trong năm 2023, trong một môi trường tiếp tục có nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra đồng thời”, Chủ tịch Ruth Brand của Destatis nhận định.

TRIỂN VỌNG KÉM TƯƠI SÁNG CỦA KINH TẾ ĐỨC NĂM 2024

Dù vậy, các số liệu trong báo cáo kinh tế Đức năm 2024 đều vẽ nên một bức tranh u ám. Doanh thu bán lẻ, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp đều giảm. Các hộ gia đình ở nước này chịu ảnh hưởng bởi sự leo thang chóng mặt của chi phí sinh hoạt, trong khi ngành sản xuất đương đầu với sức ép từ chi phí năng lượng gia tăng, nhu cầu toàn cầu suy yếu, và chi phí vay vốn ngày càng cao.

Tiêu dùng của hộ gia đình ở Đức giảm 0,8% trong năm ngoái, về mức thấp hơn 1,5% so với mức trước đại dịch - theo Destatis. Giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp, không bao gồm xây dựng, giảm 2%. Chi tiêu của chính phủ giảm 1,7% do các biện pháp kích cầu liên quan tới đại dịch Covid-19 kết thúc.

Theo dự báo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kinh tế Đức sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 0,6% trong năm 2024, và đây vẫn là một trong số những mức tăng yếu nhất của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhiều nhà phân tích đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đức sau khi Chính phủ nước này cắt giảm kế hoạch chi tiêu công để lấp đầy khoảng thâm hụt ngân sách 60 tỷ euro.

“Áp lực suy thoái vốn đã kéo dài từ cuối năm 2022 sẽ tiếp tục trong năm nay”, nhà kinh tế Andrew Kenningham của công ty nghiên cứu và tư vấn kinh tế Capital Economics nhận định. Vị chuyên gia này dự báo kinh tế Đức tăng trưởng 0% trong năm 2024.

Tuy nhiên, giới kinh tế học kỳ vọng tiêu dùng sẽ khởi sắc ở Đức trong năm nay nhờ sự phục hồi sức mua của các hộ gia đình, khi tiền lương tiếp tục tăng trưởng mạnh và lạm phát giảm tốc.

Lạm phát ở Đức đã giảm từ mức hơn 11% vào cuối năm 2022 về mức 2,3% vào tháng 11/2023. Tuy nhiên, giá cả ở nước này vẫn đang cao hơ so với mức trước đại dịch. Trong tháng 12/2023, lạm phát ở Đức tăng lên mức 3,8% sau khi Chính phủ dỡ bỏ chính sách trợ cấp giá năng lượng.

“Dù lạm phát đã chậm lại gần đây, giá cả vẫn đang cao hơn ở tất cả các giai đoạn trong quy trình kinh tế và đặt ra trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế”, bà Brand nói.

Để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất lên mức cao kỷ lục 4%, dẫn tới lãi suất cho vay trong nền kinh tế Đức tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Lãi suất cao gây tê liệt nhu cầu của lĩnh vực công nghiệp và khiến giá nhà ở Đức giảm 10%.

“Điều kiện tài chính không thuận lợi do lãi suất tăng cao, nhu cầu trong nước yếu và nhu cầu ở thị trường bên ngoài cũng yếu. Tất cả đều gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế”, bà Brand nhấn mạnh.’

Có một sự khởi sắc nhẹ trong dữ liệu xuất khẩu tháng 11 của khu vực eurozone, với kim ngạch xuất khẩu toàn khối tăng 1% so với tháng trước và nhập khẩu giảm 0,6%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu của eurozone vẫn giảm 4,7% và nhập khẩu giảm 16,7%, phản ánh giá năng lượng và thực phẩm nhập khẩu đi xuống.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương

TĂNG TRƯỞNG ÂM NHƯNG TRÁNH ĐƯỢC SUY THOÁI

Theo Destatis, dù giảm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Đức năm ngoái vẫn cao hơn so với mức trước đại dịch nhờ có hai năm tăng trưởng liên tiếp 2021 và 2022. So với năm 2019, GDP của Đức năm 2023 cao hơn 0,7%.

Dữ liệu trên được đưa ra cùng ngày với một báo cáo thống kê khác cho thấy sản lượng công nghiệp của khu vực eurozone giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 11. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng các số liệu này là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn khối sử dụng đồng tiền chung có thể đã suy giảm trong quý 4/2023.

Nhà kinh tế Melanie Debono của công ty tư vấn Pantheon Macroeconomics cho biết bà vốn dự báo kinh tế eurozone giảm 0,1% trong quý trước, nhưng các số liệu mới nhất cho thấy mức giảm thực tế có thể còn sâu hơn.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Đức là nền kinh tế lớn đạt kết quả tăng trưởng xấu nhất thế giới trong năm ngoái. Báo cáo gần đây của định chế có trụ sở ở Washington DC này cho rằng các nền kinh tế phát triển đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 1,5% trong cả năm 2023, còn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đạt mức tăng 4%.

Cũng theo dự báo của IMF, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% trong năm ngoái, khu vực eurozone tăng 0,7%, và kinh tế Anh tăng 0,5%. Điều này cho thấy nền sản xuất khổng lồ có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu của Đức đã hứng chịu thiệt hại lớn như thế nào khi mất đi nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga và đối mặt với sự giảm tốc của nhu cầu ở Trung Quốc.

Báo cáo ngày 15/1 từ cơ quan thống kê Eurostat của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy sản lượng công nghiệp của Đức và Italy giảm mạnh nhất, dẫn tới mức giảm 0,3% trong sản lượng công nghiệp toàn khối eurozone trong tháng 11 so với tháng 10, nâng tổng mức giảm trong 12 tháng lên 6,8%.

GDP của Đức giảm 0,3% trong quý 4 so với quý 3, sau khi đi ngang trong quý 3 - theo Destatis. Điều này có nghĩa là giảm trong cả năm, nhưng kinh tế Đức tránh được suy thoái vì suy thoái được định nghĩa là khi một nền kinh tế có hai quý giảm liên tiếp.

TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG TOÀN CẦU NĂM 2023

Sự suy giảm tăng trưởng dự kiến ở các nền kinh tế phát triển sẽ rất lớn, đi từ mức tăng trưởng 2,6% vào năm 2022 xuống còn 1,5% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống 1,4% vào năm 2024. Sự suy giảm này chủ yếu là do các biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ lẫn tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, cùng các tác động từ cuộc chiến ở Ukraine.

Khu vực đồng tiền Euro có sự suy giảm rõ rệt hơn, với tốc độ tăng trưởng giảm từ 3,3% năm 2022 xuống chỉ còn 0,7% năm 2023, do tác động từ cuộc chiến ở Ukraine. Hoạt động kinh tế ở Liên minh châu Âu (EU) đã rất chậm trong nửa đầu năm 2023, GDP thực tế của EU đã tăng 0,2% trong quý thứ nhất và vẫn giữ nguyên trong quý thứ hai. Trong khu vực đồng tiền Euro, tăng trưởng trong cả hai quý chỉ đạt 0,1% (theo Gentiloni, Ủy viên Ủy ban châu Âu).

Sự trì trệ của tiêu dùng cá nhân cho thấy giá tiêu dùng cao đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ đã gây ảnh hưởng nặng hơn so với dự kiến, mặc dù giá năng lượng giảm và việc mở rộng tiếp tục của việc làm và tăng lương. Ngoài ra, việc chậm rãi cung cấp tín dụng ngân hàng cho thấy chính sách tiền tệ đang góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.

Tính đến hết quý 1/2023, nợ công tại khu vực Eurozone đã giảm 2,3% so với quý 2/2023, từ 86% xuống còn 83,7%. Đây có thể coi là một bước tiến chung của khu vực sau hơn một năm cố gắng giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tại Ukraine.

Nhờ sự giảm mạnh nhanh chóng của giá năng lượng, thực phẩm và hàng công nghiệp, tỷ lệ lạm phát toàn khu vực đồng Euro đã giảm xuống còn 5,3% vào tháng 7/2023, bằng một nửa so với mức đỉnh ghi nhận vào tháng 10/2022 và vẫn duy trì ổn định trong các tháng cuối năm. Dự kiến lạm phát sẽ tiếp tục giảm mạnh, đạt trung bình 5,6% vào năm 2023 và giảm xuống còn 2,9% vào năm 2024 ở khu vực đồng Euro. Trong Liên minh châu Âu, lạm phát có thể sẽ giảm xuống 6,5% năm 2023 và 3,2% năm 2024.

Ở Đức, GDP trong nửa đầu năm 2023 đã yếu đáng kể hơn so với những dự kiến trước đây. Sự suy giảm về mức lương thực tế đã gây áp lực lên tiêu dùng tại Đức, trong khi nhu cầu thế giới giảm đã dẫn đến sự suy giảm xuất khẩu hàng hóa. Nền kinh tế Đức dự kiến sẽ giảm 0,5% năm 2023, một sự đảo ngược mạnh so với mức tăng trưởng dự kiến 0,2% hồi đầu năm. Trong năm 2024, GDP thực tế của Đức dự kiến ​​sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 1%, chủ yếu nhờ sự phục hồi về tiêu dùng.

Ở Pháp, hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ trong quý II/2023, chủ yếu nhờ xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa hồi phục vẫn rất chậm. Dự kiến ​​tăng trưởng kinh tế của Pháp có thể đạt 1,0% vào năm 2023 và 1,2% vào năm 2024. Đây là mức tăng so với dự báo đầu năm của Ủy ban châu Âu rằng nước này có thể về tăng trưởng 0,7% vào năm 2023 và 1,4% vào năm 2024...

Các nền kinh tế phát triển tiên tiến khác như Nhật Bản và Anh cũng sẽ trải qua sự suy giảm tốc độ tăng trưởng chậm hơn

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng tương đối thấp, từ 4,1% năm 2022 sẽ xuống còn 4,0% vào cả hai năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn ở các khu vực, tốc độ tăng trưởng của khu vực các nước mới nổi tại châu Á sẽ tăng từ 4,5% năm 2022 lên 5,2% năm 2023 trước khi giảm xuống và còn 4,8% vào năm 2024, chủ yếu nhờ vào sức tăng trưởng từ Ấn Độ.

Các nước mới nổi tại châu Âu dự kiến sẽ thấy tốc độ tăng trưởng tăng từ 0,8% năm 2022 lên 2,4% năm 2023 và 2,2% năm 2024, nhờ vào nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ ở một số nước.

Trung Đông và Trung Á sẽ thấy một sự suy giảm đột ngột tốc độ tăng trưởng từ 5,6% năm 2022 xuống còn 2,0% năm 2023 trước khi tăng lên 3,4% năm 2024, chủ yếu do giá dầu yếu giảm gây tác động tiêu cực đối với một số quốc gia.