Sự phát triển của mỗi em học sinh THCS là khác nhau nhưng đều trải qua những sự thay đổi tâm sinh lý của lứa tuổi thiếu niên. Nên việc tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức này là rất quan trọng. Không chỉ phụ huynh mà giáo viên cũng cần nắm vững mới mang lại hiệu quả giáo dục cho học sinh.
Tâm lý học sinh cấp 2 như thế nào?
Học sinh THCS hay còn gọi là lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 12-15 tuổi học lớp 6 đến lớp 9. Lứa tuổi này có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ bởi nó ở giữa giai đoạn tuổi thơ với tuổi trưởng thành. Các em sẽ có sự phát triển nhảy vọt về mọi mặt: thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, đạo đức,…
Ở tuổi này các em vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn, và không em nào giống em nào nên phụ huynh sẽ không thể nhìn “con nhà người ta” mà áp dụng vào con mình được.
Ngoài ra hoàn cảnh sống và cách nuôi dạy khác nhau cũng đem lại hướng phát triển và nhận thức khác nhau cho các em.
Học sinh cấp 2 có sự thay đổi bước ngoặt về mọi mặt tâm sinh lý
Có gia đình chỉ muốn con tập trung vào học, không cho các em tham gia vào công việc của gia đình, xã hôi. Có gia đình quá bận không dành được thời gian quan tâm đến con cái. Có gia đình khó khăn khiến các em phải lao động để kiếm sống,… Điều đó khiến các em phát triển theo những hướng rất khác nhau.
Một số em tập trung và yêu thích việc học, kết quả học tập tốt nhưng nhiều mặt khác trong cuộc sống thì hiểu biết lại rất ít. Có em ít quan tâm đến bài vở học hành mà chú trọng vào việc làm đẹp bản thân, chú ý đến cách nhìn của người khác vào mình. Cũng có em thích tỏ ra mình là người lớn, có em thì ngược lại không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài nhưng cũng cố gắng rèn luyện sự dũng cảm, tự chủ, độc lập, không còn muốn phụ thuộc vào bố mẹ.
Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm của giai đoạn phát triển tâm lý học sinh cấp 2 giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.
Trò chuyện với giáo viên (hoặc phụ huynh)
Việc trò chuyện, trao đổi thường xuyên và thân tình giữa giáo viên và phụ huynh là việc quan trọng và rất có lợi cho sự phát triển của trẻ vì nhà trường và gia đình là hai môi trường trẻ tiếp xúc nhiều nhất. Hai đối tượng ở hai môi trường ấy cũng cần có sự gắn kết nhất định để giúp cho sự phát triển của trẻ.
Hãy tham gia cùng con vào các hoạt động học tập trên lớp, các buổi dã ngoại, các hoạt động trải nghiệm hoặc tham gia một số tiết học đặc biệt cùng con để hiểu việc học của con hơn.
Một người thầy giỏi, một cha mẹ thấu hiểu đôi khi chưa đủ và cũng chưa phải người con dốc lòng tâm sự được mà phải là một người bạn tốt. Hơn nữa là một người bạn có cùng chí hướng với con thì sẽ dễ dàng cùng con tiến bộ hơn. Nên việc để ý những gia đình khác có con là bạn tốt của con nữa cũng là việc bạn nên làm trong suốt quá trình lớn lên của con, không chỉ trong lứa tuổi cấp 2.
Trên đây là những thông tin về tâm lý học sinh thcs và những cách để hiểu học sinh cấp 2 mà các bậc phụ huynh, giáo viên có thể tham khảo để giúp cho các con vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” này một cách dễ dàng hơn. Chúc ba mẹ và các em học sinh thành công!