Kế Hoạch Ngày Pháp Luật Việt Nam Năm 2022 Là Gì

Kế Hoạch Ngày Pháp Luật Việt Nam Năm 2022 Là Gì

"Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11" "Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày tháng năm nào?" là những câu hỏi được quan tâm trong Ngày Pháp luật Việt Nam. Dưới đây là giải đáp cho những thắc mắc trên:

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tại Luật này cũng có quy định về nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật như sau:

Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:

- Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:

+ Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;

+ Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;

+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

+ Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

+ Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;

+ Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;

+ Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:

- Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:

+ Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;

+ Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.

- Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật;

+ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Trên đây là nội dung giải đáp về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo thuvienphapluat.vn (link gốc)

- Khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của Ngày pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; ý thức, trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng, thực hiện các luật, pháp lệnh, văn bản pháp luật mới ban hành, tạo sự đồng thuận trong xã hội, niềm tin của công dân đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2016 phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức; phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị, gắn kết với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị và các phong trào hoạt động của đoàn thể.

II. Chủ đề và khẩu hiệu tuyên truyền:

1. Chủ đề: Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo về quyền con người, quyền công dân.

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

- Tích cực hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành và bảo vệ Hiến pháp và pháp luật;

- Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân;

- Tuân theo Hiến pháp, pháp luật là nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

III. Nội dung, hình thức, thời gian triển khai:

- Gắn việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 05 năm (2016-2020) và các luật, pháp lệnh mới ban hành, kết hợp chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện, củng cố niêm tin của nhân dân vào chế độ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động mọi công dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật.

- Quán triệt, phổ biến sâu rộng nội dung chính sách trong các văn bản pháp luật, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; các quy định mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế, chú trọng các quy định liên quan trực tiếp đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sản xuất; các chính sách, nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; các quy định pháp luật, các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến quyền con người, quyền công dân hoặc có liên quan đến người dân, doanh nghiệp mà Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức thi hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định pháp luật gắn với xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, khai thông, huy động mọi nguồn lực xã hội.

- Giáo dục ý thức và lợi ích của việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật gắn với xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; tham gia, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động công dân tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật và giải quyết mẫu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng.

Căn cứ đặc điểm, tình hình và điều kiện công tác của cơ quan, các phòng, đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn các hình thức triển khai hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2016 đảm bảo phù hợp. Có thể lựa chọn các hình thức cơ bản sau:

- Tổ chức học tập tập trung giới thiệu các nội dung pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác của cơ quan, đơn vị.

- Lồng ghép việc phổ biến các văn bản pháp luật với việc tổ chức sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, đoàn thể để mỗi cá nhân nắm bắt, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật, cũng như nắm vững chuyên môn nghiệp vụ công tác.

- Tổ chức các hoạt động trực quan, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền theo chủ đề Ngày pháp luật, phát huy vai trò của Trang TTĐT (website) cơ quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

- Tổ chức tham gia góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhất là đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan.

- Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về pháp luật.

- Nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thực hiện pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước của các ngành, các cấp phát động.

- Kết hợp việc phổ biến, giáo dục pháp luật với quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, nội quy, quy chế của cơ quan, sinh hoạt văn hóa – văn nghệ, bài trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng, chống các tệ nạn xã hội…

3. Thời gian: Các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2015 được bắt đầu từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/11/2016, cao điểm trong thời gian từ ngày 07/11/2016 đến ngày 12/11/2016.

1. Các Phòng, đơn vị trực thuộc:

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong hoạt động của cơ quan, đơn vị;

- Phổ biến các nội dung của Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị; đồng thời có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực thi pháp luật.

2. Văn phòng BQLKKT tỉnh: Theo dõi, đôn đốc các Phòng, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện tốt các nội dung có liên quan trong Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Tư pháp, UBND tỉnh theo quy định (trước ngày 18/11/2016).

3. Đề nghị Ban Chấp hành các đoàn thể: Phối hợp tổ chức hưởng ứng các hoạt động của Ngày pháp luật năm 2016, đồng thời tích cực vận động đoàn viên của tổ chức mình chấp hành nghiêm Hiến pháp và pháp luật

4. Ban Biên tập Trang TTĐT (website) cơ quan: Nghiên cứu đăng tải nội dung đề cương Tài liệu tuyên truyền về Ngày pháp luật năm 2016 (do Sở Tư pháp biên soạn, phát hành) lên Trang TTĐT cơ quan để mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan và nhân dân biết, kham khảo.

5. Tại Trụ sở BQLKKT tỉnh, Ban Quản lý CKQT Bờ Y: Thực hiện việc treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày pháp luật năm 2016 trong thời gian cao điểm từ ngày 07/11/2016-12/11/2016.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay gọi ngắn gọn là Ngày pháp luật là một ngày kỷ niệm tại Việt Nam vào ngày 09 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013, ngày pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam. Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam[1] và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngày 09 tháng 11 chính là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành nên Việt Nam lấy đó làm Ngày Pháp luật.[2]

Về cơ sở pháp lý, ngày pháp luật được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Vào ngày 08 tháng 11 năm 2013, tại Hà Nội, Hội đồng phổ biến giáo dục trung ương và Bộ Tư pháp tổ chức Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày pháp luật do đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố.[1][3]

Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia có Ngày Pháp luật, còn ở Việt Nam, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây, Long An, Tiền Giang và các tỉnh thành khác. Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình, từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành.[4]