Tình Báo Ba Quốc

Tình Báo Ba Quốc

Ông Đặng Trần Đức (1922-2004), sinh tại Thanh Trì, Hà Nội; bí danh Ba Quốc, Nguyễn Văn Tá; là Thiếu tướng tình báo Quốc phòng nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng, phụ trách lực lượng tình báo phía Nam và Campuchia.

Sớm phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ

Vào năm 1977, khi Khmer Đỏ giở trò gây hấn ở biên giới nước ta, ông được phân công làm Cụm trưởng Điệp báo để đối phó với Khmer Đỏ. Làm tình báo quân sự là nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ đối với ông Ba Quốc nhưng ông không bị động. Với các điệp viên được ông cài cắm từ trước, với các mối quan hệ ông thiết lập, cộng với sự nhạy bén chính trị vốn có, ông lấy được bản nghị quyết mật của Khmer Đỏ coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp và chuẩn bị phát động chiến tranh chống phá nước ta. Ông cũng nhanh chóng phát hiện ai là kẻ đứng đằng sau xúi giục, hậu thuẫn cho Khmer Đỏ.

Trưa 7.1.1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng thủ đô Phnom Penh

Ông báo cáo với lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc phòng, các vị vừa nhất trí với tin tức và nhận định của ông vừa phân vân, vì dù gây hấn ở biên giới nước ta nhưng Khmer Đỏ vẫn mang danh "cộng sản", vẫn là "bạn". Ông đề nghị gửi một báo cáo lên Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị, ông trực tiếp ký bản báo cáo đó. Lãnh đạo đồng ý.

Lúc ấy ông Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) là người trực tiếp phụ trách công tác nghiên cứu chiến lược và an ninh quốc gia. Đọc bản báo cáo, ông Sáu Thọ gọi lãnh đạo tình báo lên. Ai cũng biết uy quyền của ông Sáu Thọ. Ông nói với lãnh đạo tình báo: "Báo cáo này rất đáng quan tâm, nhưng có một điều rất nguy là coi chừng biến bạn thành thù, vì Khmer Đỏ chỉ là "bạn xấu" chứ chưa phải là kẻ thù". Câu nói đó khiến ai cũng phải "run". Ông Ba Quốc lúc đó là trung tá, Cụm trưởng tình báo, bị ông Lê Đức Thọ phán một câu như thế không khỏi cảm thấy lo lắng.

Do đặc biệt quan tâm vấn đề này, sau đó ông Sáu Thọ vào TP.HCM yêu cầu có cuộc họp với Cơ quan Tình báo quân sự. Cuộc họp có mặt lãnh đạo Cục 2 (sau này là Tổng cục 2), lãnh đạo Cơ quan Tình báo phía nam và ông Ba Quốc. Ông Sáu Thọ bảo đây là cuộc họp nội bộ, ai biết gì nói nấy, cứ nói thoải mái, không ai đánh giá cả, nhưng khi có đánh giá thống nhất thì phải thực hiện.

Theo nguyên tắc, tình báo ta không được phép "nắm" bạn, có thể "nắm" địch và thông qua đó để biết bạn thì không sao, nhưng làm tình báo với bạn mà bạn biết thì sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Nhưng ông Ba Quốc với tính cách và khí chất bẩm sinh, đã nói thẳng tất cả những gì ông biết và đánh giá về Khmer Đỏ qua những tin tức tình báo được kiểm chứng. Kết thúc cuộc họp, ông Lê Đức Thọ không phản bác, cũng không nhận xét gì, mà chỉ nói một câu: "Đây là vấn đề cần quan tâm. Tình báo cần tích cực nắm thêm ở cấp trung ương của Khmer Đỏ".

Đó là câu nói bật đèn xanh, cho phép tình báo quân sự triển khai các hoạt động tình báo thâm nhập vào đầu não của Khmer Đỏ. Ông Lê Đức Thọ là nhà chiến lược và là nhà tổ chức lỗi lạc, quyết đoán và cẩn trọng. Khi có đủ thông tin, ông đã cùng với ban lãnh đạo cao nhất của đất nước nhanh chóng chuyển hướng chiến lược.

Từ đó, lực lượng Tình báo Quốc phòng triển khai các lưới tình báo bám sát khắp các địa bàn Campuchia, theo dõi mọi hành động của Khmer Đỏ, nắm chắc dã tâm của cơ quan đầu não của chúng.

Đánh sập mạng lưới tình báo Khmer Đỏ, phá chặn đường dây kinh tài

Ông Ba cùng các đồng đội của ông đã tham mưu cho cấp trên đánh sập mạng lưới tình báo của Khmer Đỏ phủ dày đặc ở tất cả các tầng lớp xã hội, phá chặn các đường dây kinh tài do nước ngoài chống lưng tiếp tay cho chúng, cắt đứt các đường dây cung ứng hậu cần cho chúng. Đồng thời, giúp đỡ lực lượng kháng chiến Campuchia phong tỏa, hạn chế hoạt động của Khmer Đỏ.

Công lao đặc biệt của ông Ba Quốc và đồng đội của ông đối với vấn đề Campuchia, bao gồm việc sớm phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ, tiếp đó là triển khai mạng lưới tình báo sâu rộng để đập tan và làm vô hiệu hóa các thủ đoạn sâu hiểm của chúng, đã giúp lãnh đạo đất nước kịp thay đổi chiến lược, xác định đúng kẻ thù, tạo tiền đề cho các chiến dịch quân sự bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và tấn công vào tận hang ổ của chúng, giải phóng đất nước Campuchia thoát họa diệt chủng, giúp lực lượng yêu nước Campuchia giành lại chính quyền hồi sinh đất nước.

Nếu không có các hoạt động tình báo hữu hiệu sớm nắm bắt dã tâm của địch, làm thất bại âm mưu, ý đồ chiến lược, cắt đứt hậu cần của chúng thì nhân dân Campuchia càng tang thương hơn nữa và sự tổn thất của đất nước ta, của quân đội ta là rất khó lường.

Giờ thì cả thế giới đều biết sự kinh tởm của chế độ diệt chủng Pol Pot, nhưng khi quân tình nguyện của ta sang cứu nhân dân Campuchia thì các nước phương Tây nhân danh dân chủ nhân quyền đã lên án và thi hành chính sách cấm vận ngặt nghèo đối với nước ta, đẩy nước ta vào tình thế hiểm nghèo, khó khăn chồng chất khó khăn. Họ câu kết với các thế lực phản động quốc tế ủng hộ chế độ diệt chủng và các phe phái đối lập ở Campuchia, kích hoạt mâu thuẫn nội bộ của nước này nhằm gây ảnh hưởng và "đục nước béo cò". Cho đến khi phiên tòa xét xử bọn diệt chủng diễn ra, họ mới "quay xe" mà không hề có một lời xin lỗi với Việt Nam và chính quyền nhân dân Campuchia.

Ngoài việc sớm phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ và quan thầy, phát hiện "Ai là tác giả của nạn diệt chủng?", ông Ba Quốc còn phát hiện vấn đề lớn là "nghi binh chiến lược" của các nước lớn đối với Việt Nam, bọn họ kết hợp chiến tranh phá hoại nhiều mặt, đánh kinh tế, làm "chảy máu vàng", "tạo nước cho cá lội" do các lực lượng ngầm thực hiện từ hướng Campuchia về Việt Nam. (còn tiếp)

(Bqp.vn) - Tổng cục Tình báo quốc phòng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tình báo. Tổng cục Tình báo quốc phòng là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tình báo ở cấp chiến lược; là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tổ chức lực lượng và hoạt động tình báo; đồng thời, là cơ quan đầu ngành trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ tình báo đối với hệ thống quân báo - trinh sát toàn quân.

Đồng chí Trần Hiệu - Thủ trưởng đầu tiên của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam

Thực ra đây là những tù chính trị người Việt tại Madagascar, được liên quân Anh - Pháp tuyển chọn, huấn luyện họ trở thành những tình báo viên và đưa về Việt Nam hoạt động để phục vụ cho quân đồng minh trong việc giải giáp quân Nhật tại Đông Dương. Sau này, chính họ là những người đi tiên phong, tiền bối lão thành trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam.

Ngay sau khi thực hiện nhảy dù thành công, trở về với đất mẹ sau bao năm tù đày và lưu lạc nơi xứ người. Mặc dù, Quốc Oai - tỉnh Hà Đông lúc bấy giờ đang là vùng quân Nhật chiếm đóng, nhưng nhờ được sự che chở, đùm bọc và giúp đỡ nhân dân ta trong vùng nên họ đã sớm tìm về được nhà Trần Hiệu tại làng Phúc Lâm - huyện Mỹ Đức - Hà Tây (Hà Nội ngày nay).

Không lâu sau đó, họ đã bắt liên lạc được với Xứ uỷ Bắc Kỳ, Phó Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ là đồng chí Trần Quốc Hoàn đã đưa Trần Hiệu và các đồng chí của mình đến gặp Tổng Bí thư Trường Chinh. Tổng Bí thư động viên “Các đồng chí đã biết lợi dụng được bọn đế quốc, thực dân để trở về với Đảng, với nhân dân và tham gia hoạt động cách mạng”.

Lúc này, Trần Hiệu được chính thức giao nhiệm vụ ẩn náu tại một ngôi chùa ở xóm La Dương - xã La Phù - huyện Hoài Đức với ba nhiệm vụ chính đó là “Tiếp tục giữ liên lạc bình thường với người Anh và thực hiện liên lạc bằng điện đài giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ và Trung ương. Đồng thời, chuẩn bị nội dung, chương trình để mở các lớp huấn luyện về trinh sát quân sự cho xứ ủy và cấp trên”.

Đến ngày 25/10/1945, đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã chính thức công bố Quyết định thành lập Phòng Tình báo trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, đánh dấu cho sự ra đời của lực lượng Tình báo Quốc phòng Việt Nam. Sau chiến thắng Biên giới năm 1950, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị 07/CT nhằm tăng cường công tác tình báo phục vụ trực tiếp cho sự chỉ đạo chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới.

Tiếp đó, ngày 17/5/1951, Chính phủ ra Sắc lệnh số 42/SL thành lập Ban Tình báo chiến lược với bí danh là Nha Liên lạc trực thuộc Phủ thủ tướng. Việc thành lập Nha Liên lạc là bước ngoặt quan trọng của Tình báo Quốc phòng. Ngay sau khi thành lập, Nha Liên lạc chọn địa bàn xã Thượng Ấm - huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang làm trụ sở hoạt động và tiến hành công tác tin tức, phục vụ sự nghiệp cách mạng. Đây được coi là dấu ấn của sự khởi đầu đầy vinh quang đối với Tình báo Quốc phòng Việt Nam.

Thực tế trong thời gian trước năm 1945, các xứ ủy, khu ủy và lực lượng vũ trang các phân khu ở từng địa phương đã hình thành tổ chức nắm địch của riêng mình với nhiều tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, lực lượng chủ yếu là kiêm nhiệm, cách thức tổ chức chưa thống nhất, phương thức hoạt động còn tự phát và hiệu quả nắm địch chưa cao.

Để bảo đảm nắm chắc tình hình địch và chủ động chuẩn bị lâu dài cho kháng chiến trên phạm vi toàn quốc, ta chủ trương xây dựng cơ quan Tình báo Quân sự thống nhất từ Bộ Quốc phòng xuống đến các đơn vị, địa phương trên cơ sở hợp nhất các lực lượng Tình báo của Đảng và Quân đội.

Đây là tổ chức Tình báo đầu tiên của quốc gia Việt Nam và là tiền thân của Tổng cục Tình báo Quốc phòng Việt Nam sau này. Từ đó, ngày 25 tháng 10 hằng năm đã chính thức trở thành Ngày truyền thống ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến nay, 79 năm một chặng đường gian lao mà anh dũng, vinh quang và trách nhiệm với những chiến công xuất sắc trên mặt trận thầm lặng. Các thế hệ cán bộ, chiến sỹ ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển, viết nên những trang sử riêng của thời đại mình, thời đại Hồ Chí Minh giàu sự tích và đẫm màu huyền thoại, không thẹn với tiền nhân và hậu thế.

Thực tế đấu tranh với kẻ thù trên lĩnh vực tình báo đã trực tiếp kiến tạo ra lớp thế hệ cán bộ tình báo giỏi với những điệp viên xuất sắc đã trở thành huyền thoại như: Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức,... Đây thực sự là những điệp viên hoàn hảo, cán bộ tình báo giỏi và là người chỉ huy có tầm nhìn chiến lược của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam.

Với những thành tích xuất sắc trên mặt trận thầm lặng, Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới, cùng với đó là nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác cho những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm và làm việc với Tổng cục Tình báo Quốc phòng - Bộ Quốc phòng

Đánh giá về vai trò ngành tình báo, Tổng Bí thư , Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Tô Lâm khẳng định “Trong gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã không ngừng tiến bộ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao phó; đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như sự nghiếp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay”.

Bảy mươi chín năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng cả về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, xứng đáng là công cụ nắm địch sắc bén, tai mắt tinh tường của Đảng và Quân đội.

Chặng đường 79 năm hành trình từ không đến có và từ sơ khai đến trưởng thành. Hôm nay nghĩ về hôm qua, lòng bỗng tràn đầy kiêu hãnh, giá trị tinh thần thiêng liêng bất diệt, niềm kiêu hãnh vô bờ của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam, nó tiềm chứa một sức mạnh vật chất phi thường, niềm tự hào vô bờ, niềm tin mãnh liệt và là hành trang quyết định cho chúng tôi, thế hệ cán bộ trẻ sau này trên chặng đường tiếp bước cha, anh với một niềm kiêu hãnh trọn vẹn, cho hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam, cán bộ giảng viên Khoa Trinh sát - Học viện Lục quân, một thành phần quan trọng của ngành Tình báo, chúng tôi nguyện tiếp tục phấn đấu vươn lên, cống hiến trí tuệ, sức trẻ và lòng nhiệt thành cho việc dạy tốt và học tốt; góp phần xây dựng Khoa Trinh sát và Học viện Lục quân vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu”; góp phần xây dựng ngành Tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ và hiện đại; không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và chuyên môn nghiệp vụ đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới; xứng đáng với truyền thống “Trung dũng, kiên cường, độc lập, sáng tạo, bí mật khôn khéo, đoàn kết quyết thắng”./.