Đất Nước Tươi Đẹp Làm Sao

Đất Nước Tươi Đẹp Làm Sao

1. Đất nước Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh. Đỉnh núi cao nhất là Phou Bia 2.817m. Đáng chú ý, sông Mekong chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan. Và chính dòng sông ấy đã mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho đất nước, cùng như góp phần hình thành nên những cánh đồng, những bình nguyên tươi tốt. Là đất nước nhiều núi rừng, nơi đây có nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có không ít loài đặc biệt quý hiếm. Những đàn voi nhiều tới cả trăm con đã làm nên danh giá cho đất nước. Cũng chính vì thế, trước kia nghề thuần dưỡng voi khá phổ biến. Lịch sử còn ghi lại nhiều quản tượng nổi tiếng, như một niềm tự hào cho những thế hệ sau. Trong những cánh rừng già, cùng với những đàn voi, còn có hổ và bò tót. Đó là hai loài động vật hoang dã đầy sức mạnh. Tới nay, số lượng voi, hổ, bò tót đã giảm nhiều, tuy thế Lào vẫn được cho là quốc gia nhiều động vật hoang dã lớn của thế giới. Theo thời gian, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Lào cũng đang gặp phải thực tế là sự suy giảm của nhiều loài thú. Trong đó, có những loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng.

Những địa danh này không chỉ là địa điểm khảo cổ đặc biệt của thế giới, mà còn trở thành biểu tượng du lịch của các quốc gia.

Từ lâu, các lễ hội văn hóa đã trở thành một phần bản sắc không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc, tạo nên một không gian đầy màu sắc và thú vị, thu hút hàng triệu người xem và hơn hết là góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia. Hãy cùng điểm qua những lễ hội văn hóa nổi tiếng trên thế giới qua bài viết dưới đây nhé.

Xúc động, bi phẫn, giằng xé, đau đớn… đó là hàng loạt xúc cảm mà khán giả đã trải qua khi theo dõi "Vua Lear”- vở bi kịch kinh điển nổi tiếng của nhà viết kịch thiên tài William Shakespeare vừa được Sân khấu kịch Lệ Ngọc hoàn thành dàn dựng và công diễn tối 13/3 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Với chủ đề "Hương sắc miền Tây Bắc”, Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII đã khai mạc tối nay (12/3) tại sân Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, các nghệ nhân, nghệ sĩ trên mọi miền đất nước lại giới thiệu đến công chúng những tác phẩm nghệ thuật tranh, tượng về con giáp, kỳ linh của năm mới. Năm nay, Tết Quý Mão đến sớm, cho nên ngay từ đầu năm 2023, thị trường tranh, tượng con giáp đã trở nên sôi động với nhiều ý tưởng sáng tạo.

(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng với Cục báo chí (Bộ TT&TT) tại Lào vào tháng 11 vừa qua, chúng tôi đã có dịp ghi lại một số hình ảnh về đất nước Lào ở 2 trung tâm du lịch lớn của đất nước Triệu Voi là thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Pha băng. Bên cạnh các di tích văn hóa, lịch sử, nước bạn còn có các danh thắng, điểm du lịch sinh thái tạo được dấu ấn đặc biệt với du khách các nước khi đến nơi này…

Thạt Luổng ở thủ đô Viêng Chăn, tiếng Lào có nghĩa là "Tháp Lớn", được xây dựng vào năm 236 Phật lịch (tức năm 307 trước Công nguyên). Thế kỷ XVI, khi đất nước thống nhất, Đức vua của Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) là Xệt Thả Thi Lạt đã dời đô từ Luông Phabang về Viêng Chăn và đã cho tu bổ lại Thạt Luổng. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc độc đáo và trở thành biểu tượng và niềm tự hào của đất nước Triệu Voi xinh đẹp, mến khách và là trung tâm để tổ chức những ngày hội lớn của đất nước Lào.

Patuxay, khải hoàn môn ở thủ đô Viêng-Chăn và cũng được coi là biểu tượng của thành phố này, biểu tượng chiến thắng của người Lào. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp và luôn là điểm đến của du khách.

Nước Lào có 1400 ngôi chùa và Chùa Xiêng Thong (nghĩa là chùa của thành phố vàng) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng ở cố đô Luông Pha băng, được xây dựng trong giai đoạn 1559-1560. Với ý nghĩa tâm linh và nét kiến trúc độc đáo, ngôi chùa là điểm đến của đông đảo du khách xa, gần.

Thác Kuang Si- Thác nước xanh như ngọc, cách trung tâm Luông Pha băng 30 km. Với vẻ hoang sơ và nét độc đáo, quần thể thác đã trở thành điểm đến hấp dẫn của hầu hết khách du lịch khi đến nơi đây.

Thác nước Tad Sae (Tat Sẻ) ở huyện Xiêng Ngân (tỉnh Luông Pha băng) cũng không kém phần thu hút. Tại điểm này còn có dịch vụ cưỡi voi, đu cáp treo, tắm thác và các món ăn dân tộc. Du khách các nước đến khá đông, nhất là mùa nước đầy...

Du khách tham gia các dịch vụ cưỡi voi ở thác nước Tát- sẻ, điểm du lịch giao nhau giữa rừng và sông.

(HBĐT) - Trong những ngày này, trên mọi nẻo đường, con phố của thành phố Hòa Bình - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa, băng rôn khẩu, thảm hoa, cây cảnh... chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ hai.

(HBĐT) - Thời gian từ nay cho đến ngày kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh không còn nhiều. Hiện nay, tại các công trình trên địa bàn thành phố Hoà Bình, các nhà thầu, đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hạng mục công trình nhằm hoàn thiện nốt những công đoạn cuối. Đặc biệt, công tác chuẩn bị cảnh quan tại các trục đường chính, khu Quảng trường Hoà Bình, công viên Tuổi trẻ...đang được triển khai hết sức quyết liệt. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo cho Lễ kỷ niệm niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh Hoà Bình diễn ra thành công tốt đẹp