Định Hướng Marketing

Định Hướng Marketing

GIỚI THIỆU VỀ TOMORROW MARKETERS

Không có sự dịch chuyển hàng hoá

Người tiêu dùng phải di chuyển đến để tận nơi để sử dụng dịch vụ.

Hoạt động trao đổi trong thị trường du lịch diễn ra trong một không gian và thời gian xác định hoặc có thể đặt qua app nhất định.

Thị trường du lịch chịu ảnh hưởng của các yếu như xã hội, kinh tế, chính trị và môi trường tự nhiên. Hàng hoá lưu niệm là đối tượng đặc biệt và chủ yếu được thực hiện trên thị trường du lịch.

Theo thực trạng thị trường Du lịch

Theo thực trạng thị trường du lịch hiện nay, có một số đặc điểm quan trọng liên quan đến quan hệ giữa cung và cầu:

Ngành du lịch đang trải qua một sự tăng trưởng nhanh chóng, với số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng đáng kể trong nhiều năm gần đây.

Sự phát triển của ngành du lịch đã dẫn đến sự tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch (cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đa dạng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng).

Hiện nay internet và các nền tảng trực tuyến đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong việc đặt phòng, đặt tour và tìm kiếm thông tin du lịch.

Các xu hướng du lịch mới, chẳng hạn như du lịch bền vững, du lịch sinh thái và du lịch trải nghiệm,v.v… những điều đó đã và đang đẩy mạnh sự phát triển của thị trường du lịch.

Các thị trường du lịch tập trung vào cung cấp trải nghiệm cho gia đình và trẻ em.

Thị trường du lịch liên quan đến các hoạt động công việc, team building, hội nghị, triển lãm và các chuyến công tác liên quan đến doanh nghiệp.

Tập trung vào cung cấp trải nghiệm cá nhân, độc lập và tùy chỉnh cho khách du lịch.

Dựa vào loại hoạt động của thị trường và mục đích của du lịch, ta có thể phân loại các loại hình du lịch như sau:

Các thị trường du lịch tập trung vào các khu nghỉ dưỡng, bãi biển, khu nghỉ mát và các cơ sở dịch vụ liên quan.

Các thị trường du lịch liên quan đến việc khám phá và trải nghiệm văn hóa, di sản, kiến trúc và lịch sử của một địa điểm.

Các thị trường du lịch tập trung vào các hoạt động mạo hiểm như leo núi, lặn biển, thám hiểm thiên nhiên hoang dã.

Du lịch thiên nhiên tập trung vào việc khám phá và tận hưởng cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt như khu bảo tồn thiên nhiên, rừng rậm, đồng cỏ, núi non, biển cả, hay hang động.

Loại hình du lịch này tập trung vào việc khám phá và trải nghiệm ẩm thực địa phương.

Các thị trường du lịch tập trung vào các thành phố lớn, với sự tập trung vào văn hóa, lịch sử, mua sắm và giải trí đô thị.

Là thị trường gồm các khách du lịch muốn thực hiện các nghi lễ, hành hương, hoặc tu tập liên quan đến niềm tin, đức tin, hoặc tâm linh của một địa phương, quốc gia, hoặc vùng lãnh thổ.

Tiềm năng của thị trường Du lịch Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé ở Châu Á, nằm trong khu vực nhiệt đới. Có địa hình chủ yếu đồi núi, chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ.

Tuy nhiên, Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều kỳ quan thiên nhiên, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tuyệt vời. Đất nước ta cũng có nhiều điểm du lịch, vui chơi giải trí và nền văn hóa ẩm thực phong phú, đã được công nhận và đánh giá cao trên thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam còn có một đường bờ biển dài 3.260 km, bắt đầu từ Móng Cái (Quảng Ninh) và kết thúc ở Hà Tiên (Kiên Giang).

Ngành du lịch Việt Nam đã đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó, Châu Á là khu vực ghi nhận lượng khách cao nhất: hơn 9,78 triệu người. Tăng gấp 3,8 lần so với năm ngoái.

Những con này cho thấy: Việt Nam đang có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho ngành du lịch của Việt Nam.

Thị trường du lịch Việt Nam đang có tiềm năng phát triển. Đặc biệt là trên thị trường quốc tế, thu hút du khách từ nhiều quốc gia mới.

Để nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp cần phát triển dịch vụ du lịch đa dạng và phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời, tăng cường Marketing, quảng bá, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

10 năm không phải là dài, nhưng cũng không ngắn để chúng ta thấy được marketing và truyền thông tại Việt Nam đã có sự thay đổi, đã có những bước chuyển mình ấn tượng, đột phá. Ấn tượng bởi những nền tảng công nghệ mới, các ứng dụng mới trên các thiết bị di động nhỏ gọn, thông minh; các hình thức quảng bá, tiếp thị đa dạng và cập nhật xu thế… Điều này đem đến cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp và cá nhân, sự thành công không còn chỉ đến với những thương hiệu lớn.

Sẽ không có cuộc cách mạng phá vỡ marketing truyền thống nào nếu như không có sự bùng nổ của Internet vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Công nghệ phát triển một cách chóng mặt và tạo thành hai tuyến đối lập cho những người làm marketing: Truyền thống và Digital.

Công nghệ phát triển một cách chóng mặt và tạo thành hai tuyến đối lập cho những người làm marketing: Truyền thống và Digital.

Thế kỷ XX trở về trước cũng như thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, nói đến marketing người ta sẽ nghĩ ngay đến các yếu tố hữu hình như danh thiếp, các mẫu quảng cáo, tạp chí, tờ rơi, poster, áp phích hay các mẫu quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh; gần như không có sự tham gia của các thiết bị kỹ thuật số hay điện thoại thông minh và internet. Như vậy, marketing truyền thống xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các công cụ cổ điển không bao gồm internet.

Một thập kỷ qua, digital marketing ngày một phát triển, song hành cùng sự phát triển của công nghệ. Ngày nay, muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ không còn phải “đến tận nơi, sờ tận tay”. Các website, mẫu quảng cáo trên web, viral video thông qua tiktok, youtube; các công cụ tìm kiếm và ứng dụng, mạng xã hội (facebook, zalo, viber, igrastam, email…) được sử dụng trên các nền tảng công nghệ sẽ giúp người tìm nhanh chóng có được thông tin mình cần và dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ. Đó là sự thay đổi đầu tiên về “cách thức tiến hành” và “công cụ sử dụng” trong các hoạt động marketing. Giờ đây, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm và doanh nghiệp của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm, qua những mẫu quảng cáo trả tiền mà bạn thực hiện hay đọc thông tin trên các trang mạng xã hội…

Về phạm vi không gian, thời gian: Nếu như marketing truyền thống bị giới hạn bởi phạm vi quốc gia, khu vực; các hoạt động quảng cáo, phát tờ rơi, treo cờ phướn, quảng cáo roadshow… sẽ chỉ hiệu quả nếu diễn ra trong một phạm vi đủ lớn do bị giới hạn về không gian tiến hành hay thời gian duy trì. Thì Digital marketing lại khắc phục được vấn đề này. Với Internet kết nối toàn cầu, việc xây dựng một website giới thiệu về doanh nghiệp hay sản phẩm trở nên đơn giản hơn, và quan trọng với những mạng xã hội như facebook, zalo, viber, igrastam, youtube, tiktok… hoạt động marketing diễn ra bất kỳ thời điểm nào và tại bất cứ đâu có người sử dụng.

Hai lợi thế tuyệt đối của Digital marketing mà marketing truyền thống rất khó khắc phục được đó là “sự phản hồi của khách hàng” và việc “lưu trữ thông tin, dữ liệu”. Các hoạt động marketing truyền thống hầu hết đều là những hoạt động tương tác một chiều, từ đó rất khó đáp ứng được chức năng của marketing đó là “tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng”. Với những công cụ Digital marketing, khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi ngay lập tức, điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục được các vấn đề của sản phẩm hay dễ dàng nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Trong kinh doanh, việc có nền tảng công nghệ để lưu trữ được tập khách hàng khổng lồ (data khách hàng) là tối quan trọng nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững; đặc biệt với những ngành nghề như bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, du lịch, hàng không, giáo dục… Khách hàng sẽ thoải mái và quay lại sử dụng dịch vụ của bạn nếu cảm thấy hài lòng và được chăm sóc tốt; digital marketing với nền tảng công nghệ và các phần mềm hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, khai thác thông tin khách hàng.

Digital marketing xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.

Tiêu chí cuối cùng nhà quản trị cân nhắc so sánh là Chi phí đối với việc thực hiện marketing truyền thống hay digital marketing. Chi phí phụ thuộc rất nhiều vào cách thức triển khai, công cụ cũng như thời gian mà nhà quản trị tiến hành. Nhà quản trị cân nhắc ngân sách công ty dành cho marketing, đặc điểm của sản phẩm, cũng như thị trường mục tiêu, xu thế xã hội… để từ đó đưa ra quyết định phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Vậy câu hỏi đặt ra cho những người làm marketing là: Có nên kết hợp marketing truyền thống và Digital marketing? Hay chỉ lựa chọn và theo đuổi một trường phái?

Câu trả lời cho phần lớn những nhà quản trị marketing là có. Trong rất nhiều trường hợp marketing truyền thống có thể hỗ trợ Digital marketing và ngược lại. Điều này được thực hiện uyển chuyển linh hoạt trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.

Thực tế, đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, các chủ đầu tư lớn thực hiện marketing truyền thống như một bước đệm chạy phủ thị trường thông qua một loạt các kênh như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo cờ phướn hay banrôn tại các tuyến đường, phố gần dự án; telesales hay phát tờ rơi tại các khu tập trung nhiều khách hàng tiềm năng… Bên cạnh đó không thể thiếu là một loạt các hoạt động Digital marketing để đưa thông tin, sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả: các website giới thiệu về chủ đầu tư, dự án, sản phẩm… các đơn vị phân phối bỏ tiền chạy đua google adwords để lên top; các mạng xã hội có lượng người dùng đông cũng được tận dụng để tìm kiếm khách hàng như facebook, zalo, viber, tiktok…

Như vậy, một khi đã hiểu rõ về Digital marketing, nghiên cứu và ứng dụng nó, nhà quản trị sẽ thấy được nhiều điều thú vị và hiệu quả khi phối hợp giữa marketing truyền thống và Digital marketing. Các nguyên lý marketing truyền thống vẫn luôn có tính ứng dụng thực tế còn Digital marketing lại luôn cập nhật xu thế phát triển của công nghệ và thị trường.

Khoa Quản trị kinh doanh - Trường ĐH Đại Nam

Phân loại thị trường Du lịch

Để có thể hiểu rõ hơn về thị trường du lịch chúng ta cần phân loại rõ các thị trường du lịch theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số phân loại thị trường du lịch mà chúng ta cần nên biết:

Các thị trường du lịch trong trong nước ví dụ như Nha Trang, Ba Vì, Tà Xùa,v.v…

Thị trường du lịch xuyên quốc gia, liên quan đến các hoạt động du lịch giữa các quốc gia, ví dụ: du lịch Mỹ, Anh, Pháp,v.v…

Có thể xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng giá và khó khăn trong việc tìm được dịch vụ du lịch như khách sạn, chuyến bay hoặc tour du lịch. Trong trường hợp này, doanh nghiệp du lịch có thể điều chỉnh mức giá để tăng trưởng doanh thu.

Xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung. Khi có quá nhiều dịch vụ du lịch so với nhu cầu, doanh nghiệp du lịch có thể phải giảm giá hoặc tìm cách tăng khách hàng để đảm bảo sự khai thác hiệu quả nguồn lực.

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố như mùa du lịch, sự biến động của nhu cầu du lịch, sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường vĩ mô, sự thay đổi trong xu hướng du lịch và các yếu tố khác có thể tác động đến quan hệ cung và cầu trong thị trường du lịch.

Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng 4P trong Marketing du lịch