Công An Có Được Đi Du Lịch Nước Ngoài Không

Công An Có Được Đi Du Lịch Nước Ngoài Không

Công chức, viên chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước nên mọi hoạt động của công chức, viên chức đều được Nhà nước giám sát. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Công chức có được đi du lịch nước ngoài không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Lấy chồng công an có được đi nước ngoài không?

Việc đi ra nước ngoài là cách gọi thông thường việc xuất cảnh. Xuất cảnh là việc khi công dân Việt Nam thực hiện việc ra khỏi lãnh thổ Việt nam qua cửa khẩu của Việt Nam và đến một quốc gia khác. Theo khoản 1 Điều 5 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, thì công dân có quyền được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định và được xuất nhập cảnh theo quy định.

Theo quy định thì để được xuất cảnh, công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Thứ nhất, công dân xuất cảnh phải có giấy tờ xuất cảnh còn nguyên vẹn và còn thời hạn;

- Thứ hai, có giấy tờ chứng minh được nước đến cho nhập cảnh (như thị thực hoặc các giấy tờ chứng minh khác);

- Thứ ba, công dân không thuộc các trường hợp bị cấm xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh hoặc không được xuất cảnh.

Đối chiếu với các quy định trên thì có thể thấy rằng không có quy định nào quy định người có chồng là công an thì không được đi ra nước ngoài.

Như vậy, lấy chồng công an vẫn được đi ra nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện về xuất cảnh.

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật cán bộ công chức 2008 quy định về những việc công chức không được làm như sau:

– Những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

+  Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

+ Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

+  Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

+ Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

– Những việc công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

+ Công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

+ Công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

– Những việc khác công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật Cán bộ công chức 2008 thì công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Từ những phân tích trên thấy được rằng pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công tác.

Tải (download) mẫu đơn xin đi nước ngoài dành cho công chức

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về vấn đề Công chức có được đi du lịch nước ngoài không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Theo quy định pháp luật, việc ra nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được tự do xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc có chồng làm công an có được đi nước ngoài không vì công an là một ngành khá đặc thù.

Câu hỏi: Xin chào mọi người, sắp tới có dự định ra nước ngoài du dịch. Nhưng tôi đang thắc mắc là việc đi nước ngoài có trở ngại gì không khi mà chồng tôi là công an. Vì vậy tôi muốn hỏi có chồng công an có được đi nước ngoài không?

Lấy chồng bộ đội có được đi nước ngoài không?

Cũng giống như công an, bộ đội cũng là một nghề đặc thù vì vậy nhiều người cũng thắc mắc việc lấy chồng bộ đội có được đi ra nước ngoài không? Vậy hãy cùng đối chiếu với các điều kiện xuất cảnh (ra nước ngoài) tại Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam để tìm câu trả lời cho thắc mắc này.

Theo quy định tại điều 33 về điều kiện xuất cảnh, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi:

- Có đầy đủ giấy tờ xuất nhập cảnh (giấy tờ nguyên vẹn và còn thời hạn);

- Có thị thực (visa) hoặc giấy tờ chứng được phép nhập cảnh vào nước đến (trừ trường hợp được miễn thị thực);

- Không thuộc các trường hợp bị cấm, bị tạm hoãn hoặc không được xuất cảnh.

Như vậy, cũng giống như công dân bình thường, người có chồng là bộ đội vẫn sẽ được ra nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện về xuất cảnh mà không bị áp dụng thêm bất kỳ điều kiện đặc biệt nào khác.

Công chức đi nước ngoài cần thực hiện thủ tục gì?

Hiện nay việc quy định cụ thể về việc quản lý cán bộ công chức ra nước ngoài sẽ do Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố ban hành. Tuy nhiên, trên tinh thần chung của các Quyết định do các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương ban hành đều quy định về thủ tục xin đi nước ngoài của công chức như sau:

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

– Bản chính đơn xin xuất cảnh của công chức trong trường hợp người đó xuất cảnh vì việc riêng;

– Bản sao thư mời hoặc các văn bản khác có liên quan đến mục đích xuất cảnh nếu công chức xuất cảnh ra nước ngoài theo diện được mời;

– Bản chính công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng, quản lý công chức xin xuất cảnh;

– Bản chính công văn đồng ý của các cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp (thủ tục này chỉ có trong những trường hợp xuất cảnh thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ).

Khi nộp hồ sơ xin đi nước ngoài thì công chức sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trungg ương (hay còn gọi là Bộ phận một cửa).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa chữa, bổ sung cho hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả cho công chức có đơn xin đi nước ngoài.

Đối với nhưng đối tượng đặc biệt phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho phép đi nước ngoài thì Sở Ngoại vụ sẽ có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để trình lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh/ thành phố ký.

Sau khi Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc tủng ương ký Quyết định cho phép công chức, viên chức được phép đi nước ngoài thì sẽ trả lại Bộ phận một cửa nơi đã nhận hồ sơ để trả lại kết quả cho người đã yêu cầu. Công chức, viên chức sẽ cầm giấy hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của Uỷ ban nhân dân tỉnh để nhận Quyết định cho phép đi nước ngoài.

Mẫu đơn xin đi nước ngoài dành cho công chức

Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn xin đi nước ngoài dành cho công chức sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tôi tên là: …………………………….……..…………Nam/Nữ:………………

Sinh ngày: …………………. Nơi sinh: .…..………Số điện thoại :…….…..……

Chức vụ Đảng: ………………… Đảng viên:

Chức vụ chính quyền: ………………………………….

Đơn vị công tác:……………………………………………………………

Viên chức loại: ….. ; Mã số: ………; Bậc…………..; Hệ số: …………………

Nay tôi làm đơn này kính mong Thủ trưởng đơn vị chấp thuận cho tôi đi

…………..………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………

Số ngày đi: …………..ngày (từ ngày…/……/..…đến ngày…/……/..…)

Tổng số ngày nghỉ phép năm: ……. ngày

Số ngày đã nghỉ trong năm: ……. ngày

Số ngày xin nghỉ không hưởng lương: ………..

Là chuyến đi nước ngoài thứ………trong năm dương lịch.

Tôi làm đơn này đề nghị………………….xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết nguyện vọng đi nước ngoài của tôi vào thời gian trên và xin cam kết sẽ thực hiện đúng quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, gửi báo cáo về chuyến đi trong thời gian 07 ngày làm việc tính kể từ ngày kết thúc chuyến đi ./.

…….., ngày ……. tháng …….. năm….

Ý kiến Thủ trưởng đơn vị: (xác định đồng ý hay không đồng  ý cho đi)

Công chức đi nước ngoài có cần xin phép không?

Luật cán bộ công chức hiện nay không có quy định cấm công chức ra nước ngoài tuy nhiên nếu công chức đi nước ngoài phải xin nghỉ phép và phải đươc sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị.

Nếu công chức là đảng viên đi nước ngoài có một số hành vi được nêu tại Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 như: Tự ý đi nước ngoài mà không xin phép, trốn đi ra nước ngoài, đi sai mục đích so với đơn xin phép trước khi đi nước ngoài, khi về nước không báo cáo kết quả của chuyến đi hoặc xin đi nước ngoài rồi trốn ở lại không về nước thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu gây hậu quả ít nghiêm trọng được quy định tại điểm d khoản 1 điều 26 quy định 102/QĐ- TW năm 2017.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Khoản 2 điều 10 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định nếu cán bộ công chức được cơ quan người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác sẽ được cấp hộ chiếu công vụ.

Điều kiện để được đi nước ngoài

Đi ra nước ngoài hay xuất cảnh là việc công dân Việt Nam sẽ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thông qua các cửa khẩu đến vùng lãnh thổ khác. Để được xuất cảnh thì công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật xuất cảnh nhập cảnh năm 2019, gồm:

- Công dân Việt Nam khi xuất cảnh phải có giấy tờ xuất nhập cảnh còn hạn và còn nguyên vẹn;

- Công dân Việt Nam khi ra nước ngoài phải có thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được nhập cảnh của nước cần đến, trừ trường hợp nước đó có chính sách miễn thị thực (visa) cho Việt Nam;

- Là người không thuộc các trường hợp bị cấm, bị tạm hoãn hoặc không được xuất cảnh theo quy định;

Trong đó, cụ thể một số điểm trong điều kiện xuất cảnh cần lưu ý như sau:

- Thứ nhất, giấy tờ xuất nhập cảnh được nói trong điều kiện trên bao gồm: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, giấy thông hành hoặc giấy tờ khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, thời hạn của hộ chiếu sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và loại hộ chiếu;

- Thứ hai, thị thực (visa) là giấy tờ mà quốc gia khác cấp cho công dân Việt Nam để công dân Việt Nam có quyền nhập cảnh vào nước đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách của mỗi nước mà có nước sẽ miễn thị thực cho công dân Việt Nam;

- Thứ ba, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh được quy định cụ thể tại điều 36 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019. Trong đó, có thể kể đến một vài trường hợp bị tạm hoãn ra nước ngoài như:

+ Bị can, bị cáo; người bị kiến nghị khởi tố; người bị tố giác theo quy định của Luật TTHS;

+ Người được hoãn chấp hành án phạt tù; người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

+ Người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành án đối với quyết định hành chính về lĩnh vực thuế;

+ Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan, truyền nhiễm ra công đồng (trừ trường hợp nước đến đồng ý cho nhập cảnh);…..

Bài viết trên đây mong rằng đã giải đáp thắc mắc cho độc giả về vấn đề "

?". Nếu còn vấn đề gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, các độc giả có thể  liên hệ tổng đài

để được giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả.