Cô Dâu Của Anh Karaoke

Cô Dâu Của Anh Karaoke

Em là Vi Vi 18 tuổi. CEO & Founder - Divamakeup.com.vn. Với đam mê make up từ nhỏ cũng như những kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết từ hơn 10 làm việc trong nghành makeup. Em hi vọng các chị có thêm nhiều thông tin hữu ích để tự làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn. Vì phụ nữ có quyền đẹp và phải biết cách tự làm mình đẹp hơn.

Tình yêu qua Google dịch và hôn nhân hạnh phúc

Sinh ra trong một gia đình khá giả ở Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), chị My có tuổi thơ êm đềm. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị rời quê hương lên TPHCM học kế toán. Từ khi đi làm, người phụ nữ này không tính kết hôn sớm, càng không nghĩ đến chuyện gắn bó với một người chồng ngoại quốc.

Đầu năm 2013, chị My được bạn mai mối với anh Hong - một kỹ sư người Hàn Quốc - hơn 14 tuổi. Hai người tìm hiểu nhau thông qua các cuộc nói chuyện trên mạng Internet. Rào cản lớn nhất là ngôn ngữ bất đồng, ngoài vốn tiếng Anh ít ỏi, cặp đôi phải sử dụng công cụ Google dịch.

"Ngay từ khi nhìn thấy anh Hong qua mạng, tôi bị ấn tượng với vẻ cao ráo và nụ cười tử tế, đáng tin cậy. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng, tôi như trúng tiếng sét ái tình. Sau 3 tháng, chồng tôi bay qua Việt Nam, hai đứa gặp gỡ, đi chơi và tính chuyện trăm năm.

Khi báo tin sẽ lấy chồng Hàn Quốc, tôi nhận được lời động viên từ ba mẹ: Con đã lựa chọn thì dù hạnh phúc hay vất vả, phải cố gắng giữ gìn, không buông bỏ", chị My nhớ lại.

Những ngày cuối tuần, chị My đưa con và mẹ chồng vào thăm anh Hong (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Tháng 8/2013, sau khi tổ chức đám cưới và hoàn tất thủ tục giấy tờ, chị My chính thức đặt chân sang Hàn Quốc. Trước giờ máy bay cất cánh, nỗi nhớ nhà và tâm trạng lo lắng về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luẩn quẩn trong tâm trí chị.

Những ngày đầu làm dâu nơi đất khách, chị My cảm nhận rõ tình thương từ gia đình chồng, trái với những gì tưởng tượng trước đó. Anh Hong luôn quan tâm, chiều chuộng vợ hết mực. Thuộc túyp đàn ông hiện đại, anh dành kỳ nghỉ cuối tuần đưa vợ con đi chơi, khám phá phong cảnh đẹp và thưởng thức món ăn ngon.

Sau khi sinh con trai đầu lòng, chị My đảm nhận vai trò nội trợ, còn chồng là trụ cột kinh tế. Với bản tính ham học hỏi, hơn 10 năm qua, người phụ nữ quê Đồng Tháp tích cực tham gia các khóa học cho cô dâu nước ngoài để trau dồi kiến thức. Bên cạnh đó, chị còn buôn bán hàng online, kiếm thêm thu nhập để hỗ trợ gia đình.

Anh Hong luôn che chở, quan tâm vợ mỗi ngày. Hình ảnh chụp khi chồng chị My chưa bị tai nạn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Tôi cảm thấy may mắn khi gặp được gia đình chồng cùng người bạn đời tử tế, luôn yêu thương và che chở cho mình. Trước khi chồng gặp tai nạn, hai đứa có 10 năm trọn vẹn bên nhau. Tôi lấy chồng Hàn Quốc không phải vì áp lực kinh tế, nên tâm lý thoải mái hơn nhiều so với một số chị em khác," chị My chia sẻ.

Thời điểm đánh dấu 10 năm kết hôn, hai vợ chồng ấp ủ dự án kinh doanh riêng. Thế nhưng, biến cố bất ngờ ập đến khiến giấc mơ phải tạm gác lại.

Một ngày tháng 9/2023, anh Hong có lịch gặp đối tác, trở về nhà muộn hơn thường lệ. Sau vài ly rượu xã giao, anh quyết định đi tàu điện ngầm thay vì tự lái ô tô. Khoảng 21h50, ông xã gọi điện báo tin đang trên đường về nhà cho vợ yên tâm. Đêm đó, chị My bỗng có cảm giác bất an, thấp thỏm lạ thường.

Chờ khoảng một tiếng không thấy chồng về, chị gọi điện lại với hy vọng không có chuyện bất trắc xảy ra. Khi đầu dây bên kia là một người lạ nghe máy, linh cảm chẳng lành ập đến.

Trời đất như sụp đổ khi chị My được thông báo, chồng bị tai nạn, đập đầu ra phía sau dẫn đến chấn thương sọ não. "Sau khi cúp máy, tôi rơi vào trạng thái hoảng loạn, khóc nấc trong nỗi đau tột cùng. Đó là lần đầu tiên trong 10 năm ở Hàn Quốc, tôi thực sự sống trong sợ hãi, do đối mặt với cú sốc lớn", chị nói.

Lúc đến bệnh viện, chị cố gắng tự trấn an, tình trạng của chồng chỉ ở mức độ nhẹ, sau vài tuần nằm viện sẽ về nhà. Thực tế nghiệt ngã hơn thế, các bác sĩ thông báo anh Hong phải phẫu thuật khẩn cấp trong đêm.

"Ca mổ diễn ra không suôn sẻ như kỳ vọng do chồng đột ngột bị xuất huyết não. Bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với khuôn mặt lo âu, thông báo chờ ít nhất một tuần mới có thể tiên lượng về sự hồi phục. Vấn đề xuất huyết não xảy ra trong ca mổ rất nguy hiểm, có thể để lại những di chứng nặng nề", chị My nhớ lại.

Chỉ vài ngày sau, anh Hong phải trải qua một ca phẫu thuật khác để cắt xương sọ đem đi nuôi dưỡng. Chị My gần như ngã quỵ khi nhìn thấy chồng, từ một người nhanh nhẹn trở thành bệnh nhân bất tỉnh trong phòng chăm sóc đặc biệt, xung quanh là vô số sợi dây giúp duy trì sự sống.

Sau ca phẫu thuật thứ hai, bác sĩ nói tỷ lệ sống của anh Hong chỉ còn 1%, khuyên mẹ chồng chị My lo phương án hậu sự cùng nơi chôn cất. Gia đình bên nội không dám tiết lộ sự thật, vì sợ con dâu người Việt Nam bị sốc. Qua ánh mắt, chị My lờ mờ cảm nhận điều chẳng lành sắp ập đến.

Khi không thể giấu thêm, mẹ chồng gọi chị My vào phòng. Bà nắm chặt tay con dâu, mong muốn tìm bức ảnh của con trai để đặt ở nơi tổ chức tang lễ. Lời nói đau lòng vừa dứt, hai mẹ con ôm nhau khóc nghẹn. Bao nhiêu hy vọng mong manh bỗng chốc vỡ vụn, chị đứng sững sờ như chết lặng khi đối diện với sự thật cay đắng.

Sau một tuần, tình hình của chồng chị My bất ngờ được cải thiện, sức khỏe tiến triển tốt, tạm thời vượt qua nguy hiểm. Bác sĩ đặt ống nội khí quản và cho anh Hong ăn qua ống xông.

"Trải qua 21 ngày nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt, anh Hong tỉnh lại, mở mắt, cử động ngón tay. Giây phút nhìn chồng từ cửa tử trở về, tôi vỡ òa hạnh phúc. Từ giây phút đó, tôi tự nhủ phải là trụ cột để chăm chồng, lo cho con trai", chị My bày tỏ.

Ròng rã hơn một năm qua, bất chấp ngày hè oi nóng hay mùa đông giá rét, chị My đều đặn đi xe buýt đến bệnh viện nằm cách nhà 20km, chăm sóc chồng từ 8h đến 17h. Buổi tối, cô giúp việc trông nom chồng để chị về nhà lo cho con trai.

Mỗi sáng, sau khi đến bệnh viện, chị My nhẹ nhàng cho chồng ăn qua ống xông rồi xoa bóp các ngón tay còn co quắp do di chứng của vụ tai nạn. 9h, chị My gắng hết sức bế anh lên xe lăn, hai vợ chồng di chuyển đến phòng tập vật lý trị liệu. Bài tập buổi sáng kéo dài hai tiếng kết thúc cũng là lúc nàng dâu Việt Nam tranh thủ ăn trưa và làm một số công việc cá nhân.

Trong khi anh Hong tập vật lý trị liệu, chị My luôn ở bên cạnh hỗ trợ chồng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Buổi chiều, sau hai tiếng tập luyện cùng anh Hong, chị bón từng thìa nước cho chồng rồi kể chuyện học hành của con trai ở trường. Có người giúp việc hỗ trợ nhưng chị vẫn tự tay làm mọi việc để ông xã cảm nhận được sự quan tâm của vợ.

Cả ngày, chị My đồng hành cùng chồng, không rời xa nửa bước. Trong lúc anh nhọc nhằn chuyển động chân theo từng nhịp đạp xe, chị ngồi bên cạnh liên tục xoa bóp các khớp giúp quá trình tập được dễ dàng hơn. Sau khi hoàn thành bài trị liệu, chị đẩy xe lăn đưa anh đi dọc hành lang bệnh viện. Hai vợ chồng nhìn qua ô cửa nhỏ, cảm nhận cuộc sống chầm chậm trôi lúc chiều tà.

"Việc tập vật lý trị liệu phụ thuộc vào sự chăm chỉ và nỗ lực của người bệnh. Kết quả của quá trình trị liệu không thể nhìn thấy sau mỗi ngày, phải chờ đợi nhiều tuần, thậm chí hàng tháng trời mới có chút tiến triển. Tôi xác định, không bao giờ từ bỏ dù còn một chút hy vọng nhỏ nhất, bởi anh còn sống sau tai nạn là kỳ tích", chị My bày tỏ.

Nàng dâu Việt Nam còn nhớ, đầu năm 2024, việc tập vật lý trị liệu gần như không mang lại kết quả, dấu hiệu hồi phục rất ít. May mắn nhờ bác sĩ động viên, chị và anh Hong tiếp tục hành trình với nhiều dạng bài tập. Thời điểm hiện tại, theo chị My, ông xã người Hàn Quốc có thể nhìn bằng hai mắt, giơ tay lên cao, duỗi chân khi ngồi trên xe lăn...

Hoàn tất mọi việc ở bệnh viện, chị tất tả ra bến xe buýt để trở về nhà. Lo cho con trai xong, chị lật từng trang sách, học thêm từ vựng tiếng Hàn lĩnh vực y khoa để có thể trao đổi với bác sĩ về tình hình của chồng.

Một năm qua, những giấc ngủ muộn sau nửa đêm của người phụ nữ này đã trở thành quen thuộc. Có những hôm, bệnh viện thông báo ông xã đột ngột bị sốt cao, lòng chị My thấp thỏm, gần như không thể chợp mắt.

Nhà chồng từng khuyên từ bỏ điều trị

Đang nằm trên giường bệnh, sức khỏe yếu ớt nhưng anh Hong vẫn là trụ cột kinh tế của gia đình. Anh chủ động mua các khoản bảo hiểm từ trước nên không tốn kém các chi phí điều trị. Người đàn ông này gặp tai nạn khi đi làm nên công ty vẫn chuyển lương vào tài khoản hàng tháng. Cho đến nay, chị My chưa phải lo về chuyện tiền bạc.

Tuy nhiên, hành trình chăm sóc ông xã của chị My gần như đơn độc. Mẹ đã già không thể túc trực thường xuyên, anh trai và em gái chồng có cuộc sống riêng, không mấy khi lui tới hỗ trợ. Hai vợ chồng chị tự vật lộn với quá trình hồi phục kéo dài nhiều tháng trời.

Nhiều thử thách phải đối mặt khi chăm chồng, chưa lúc nào chị My nghĩ đến việc buông xuôi.

Cách đây không lâu, gia đình chồng từng khuyên từ bỏ điều trị, chuyển ông xã vào viện dưỡng lão. Nếu anh Hong qua đời, hai mẹ con sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm rất lớn. Thế nhưng, cô dâu Việt Nam kiên quyết từ chối.

"Tôi không chấp nhận từ bỏ chữa trị cho chồng để đổi lấy khoản tiền bảo hiểm. Mỗi khi nghĩ lại những điều tử tế mà anh ấy đã làm cho vợ con suốt 10 năm qua, tôi phải cố gắng hết khả năng để không bao giờ hối hận, kể cả chỉ còn 1% hy vọng mong manh. Ba ruột từng khuyên tôi, nếu chồng không qua khỏi, nhận được số tiền bảo hiểm lớn, con phải dùng để nuôi dạy cháu ngoại nên người, đừng đi bước nữa", chị My kể.

Hành trình tiến bộ của anh có hình bóng tảo tần của chị My. Nhìn vợ vất vả, anh Hong chỉ ú ớ như muốn sẻ chia nỗi nhọc nhằn, nhưng không thể cất lời vì di chứng sau vụ tai nạn. Từng ngày trôi qua, các bác sĩ ở bệnh viện cảm nhận ý chí kiên định của nàng dâu Việt Nam, họ từng bày tỏ: "Nhiều người Hàn Quốc lấy vợ bản xứ chưa chắc đã nhận được tình cảm sâu nặng như chị My đối với chồng".

Những ngày ròng rã đi chăm chồng khiến chị My thay đổi về suy nghĩ và cách sống do không còn chỗ dựa. Từ trong nghịch cảnh, người phụ nữ này tự lái ô tô ra đường, thay chồng làm cha để con trai không thiếu thốn tình cảm, học cách đi xe buýt thay tàu điện ngầm để tới bệnh viện, tự sửa chữa đồ dùng trong nhà - công việc trước đây vốn do anh Hong gánh vác...

Luôn tỏ ra là người mạnh mẽ nhưng chị My không tránh khỏi những phút yếu lòng. Nhiều lần chị khóc thầm để trút hết những âu lo rồi tự nhủ mạnh mẽ bước tiếp. Nàng dâu Việt Nam không muốn rơi nước mắt trước mặt chồng. Bởi, bản thân yếu đuối, cả nhà biết dựa vào ai giữa lúc khó khăn.

Mỗi khi bước xuống từ xe buýt, nhìn những gia đình khác hạnh phúc bên nhau, lòng chị My quặn thắt. Vợ chồng chị từng có giây phút sum vầy như vậy, tai nạn nghiệt ngã đã cướp đi tất cả.

"Với tôi, tiền bạc hay giàu có không phải là thứ quan trọng nhất. Lúc này, tôi chỉ mong chồng hồi phục, khỏe mạnh, sớm trở về nhà. Dẫu chồng không thể đi lại được nữa, tôi sẽ đồng hành cùng anh suốt phần đời còn lại. Anh có thể nằm liệt giường nhưng tình cảm ân nghĩa vợ chồng mãi mãi nguyên vẹn như 10 năm qua. Một ngày là vợ chồng, mãi mãi đồng hành cùng nhau cho đến đầu bạc răng long", chị My chia sẻ.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, bà Oh Im Sun (75 tuổi, mẹ chồng chị My) cho biết, con trai bà đã nằm liệt giường đến nay hơn một năm. Thời gian qua, con dâu là người đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ để chồng hồi phục từng ngày.

Nhìn con trai nằm trên giường bệnh, bà nghĩ giá như không có bi kịch này xảy ra, hạnh phúc của con trai bà và con dâu sẽ vô cùng trọn vẹn. Sau tất cả, bà muốn nói lời xin lỗi với thông gia ở Việt Nam cùng con dâu.

"Tôi xem con dâu như con gái, không có điều gì phải phiền lòng về My. Trước đây, tôi có nghe một vài chuyện không hay về các cô dâu nước ngoài. Từ lúc My về làm dâu, không khí trong nhà luôn vui vẻ.

Khi con trai nằm liệt giường, tôi từng mong con dâu tìm con đường hạnh phúc riêng, nhưng My quyết tâm, không chịu từ bỏ việc cứu chồng. Tôi vừa xúc động, vừa cảm phục. Nhìn con dâu mạnh mẽ, tôi cũng nỗ lực cùng cháu bên cạnh con trai đến khi nào không còn sức lực. Sau này, dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, My vẫn là con cái trong nhà, không có gì thay đổi", bà Oh Im Sun trải lòng.

Tham dự lớp học tiếng Hàn Quốc mở tại Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 (Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương) mới thấy được sự tích cực, miệt mài học tập của chị em trong lớp. Ai cũng chăm chú nghe giảng, thường xuyên tương tác với giáo viên, với các bạn trong lớp để tăng khả năng nói, nghe. Vào các buổi sáng trong tuần, trung tâm có lớp học về ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc cho chị em theo học.

Chị Nguyễn Thị Lê cho biết chị được Lãnh sự quán (Bộ Tư pháp Hàn Quốc) bổ nhiệm về trung tâm để dạy tiếng cũng như văn hóa, phong tục, tập quán của người Hàn Quốc cho phụ nữ Việt Nam đã kết hôn hoặc có ý định kết hôn với người Hàn Quốc. Hoạt động này có từ 10 năm nay. Hải Dương là 1 trong 4 tỉnh, thành phố của cả nước được cấp phép mở lớp. Đây là hoạt động có ý nghĩa của Chính phủ Hàn Quốc nhằm trang bị kiến thức cơ bản cho phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng Hàn Quốc để tránh bất đồng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán. “Nhiều vụ mâu thuẫn xuất phát từ việc bất đồng ngôn ngữ, hai bên không thấu hiểu nhau, không giải thích được cho nhau suy nghĩ, mong muốn của mình dẫn đến mâu thuẫn tích tụ lại. Lớp học được mở ra nhằm khắc phục những hạn chế này”, chị Lê nói.

Mỗi lớp học kéo dài trong 4 tháng, có từ 40 - 45 học viên. Ngoài học tiếng để giao tiếp, nói lên mong ước, suy nghĩ của mình, chị em còn được học văn hóa, thói quen sinh hoạt để không bỡ ngỡ khi về nhà chồng.

Ở Việt Nam, người ít tuổi chỉ cần nói tiếng chào người lớn tuổi hơn là đã thể hiện lòng tôn kính thì ở Hàn Quốc phải quỳ gối, với người khác thì phải cúi thấp người. Vào ngày lễ Tết, người dân mặc trang phục truyền thống hanbok nên chị em cũng được dạy cách mặc trang phục, trang điểm, tết tóc sao cho phù hợp, hài hòa. Bữa cơm của người Hàn Quốc dù đơn giản nhưng bắt buộc phải có món kim chi. Giáo viên của trung tâm cũng dạy học viên cách làm món kim chi chuẩn khẩu vị của người Hàn Quốc và cách chế biến các món khác từ kim chi như canh kim chi, kim chi rán…

Ở trung tâm, chị em cũng được học kiến thức về sinh sản, chăm sóc sức khỏe bản thân, con cái… để có thể tự tin bước vào cuộc sống mới. Những người tốt nghiệp tại trung tâm được cung cấp địa chỉ ở Hàn Quốc để khi sang đó nếu cần tìm việc làm hoặc tư vấn sẽ được giúp đỡ, giải đáp.

Lớp học văn hóa, ngôn ngữ Hàn Quốc mở tại Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 thu hút nhiều chị em không chỉ của Hải Dương mà còn của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc đời khác nhau song mục tiêu chung của họ đều là mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy được một người có thể cảm thông, chia sẻ với họ trong cuộc sống. Chị L.A. (sinh năm 1982, đến từ Bắc Ninh) cho biết cuộc sống hôn nhân trước đây của chị không hạnh phúc, chị đã đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản gần 20 năm. Thời gian gần đây khi con cái đã lớn, chị mới nghĩ đến hạnh phúc của riêng mình. Qua các mối quan hệ, chị quen và lấy chồng bây giờ là người Hàn Quốc. Tham gia lớp học, chị L.A. mới nhận thấy sự khác nhau rất nhiều giữa văn hóa của người Việt Nam và người Hàn Quốc. “Dù sống ở nước ngoài nhiều năm nhưng văn hóa, ngôn ngữ của người Hàn Quốc thì tôi chưa hiểu lắm. Tôi thấy lớp học thật sự bổ ích, trang bị những kiến thức cơ bản cho chị em chúng tôi để sang bên đó không còn bỡ ngỡ mà có thể hòa hợp được ngay với chồng và gia đình chồng”.

Ngoài được tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, nếp sống của người Hàn Quốc thì chị N.T.L. (Chí Linh) còn quen được nhiều bạn bè tại lớp học, được trung tâm chia sẻ những địa chỉ giúp đỡ người Việt tại Hàn Quốc. Chị L. cho biết: “Trung tâm cung cấp cho chúng tôi những địa chỉ uy tín, có thể giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ nếu chúng tôi gặp bất trắc. Tôi thấy hoạt động này thật sự ý nghĩa, giúp chúng tôi yên tâm hơn khi ở nơi đất khách quê người”.

Hy vọng những kiến thức, kỹ năng phụ nữ Việt Nam học được từ các lớp “Học làm cô dâu Hàn Quốc” của Trung tâm Dịch vụ việc làm 8/3 sẽ giúp ích cho chị em trong cuộc sống, để họ có cuộc sống thật sự như mơ ước.