Du lịch miền tây 3 ngày 2 đêm, hành trình đưa quý khách tham quan những thắng cảnh đặc sắc nhất của Miền Tây Nam Bộ thuộc đồng bằng ...
Hệ thống 3: Trước năm 1955 và các giải đấu dành cho các đấu thủ không phải là gốc Hoa và gốc Việt
Ký hiệu của một quân cờ được lấy là chữ cái đầu của tên các quân cờ, riêng quân Tốt thì không lấy chữ cái nào cả.
Quy tắc thống nhất đối với tất cả các nước:
Tên một ô là sự kết hợp tên một cột với số của một hàng.
Mỗi nước được ghi theo thứ tự: tên quân cờ, ô xuất phát, ô đến.
Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo từ h3 đến e3, bên Đen Mã từ h9 đến g8 thì ghi:
Ví dụ về trường hợp chiếu hết chỉ sau 4 nước:
Nước ăn quân thường được ký hiệu bằng dấu nhân (x). Nước chiếu Tướng có ký hiệu là dấu cộng (+), nước chiếu đôi (hai quân cùng chiếu Tướng) có ký hiệu là hai dấu cộng (++) và chiếu hết có ký hiệu là dấu thăng (#).
Người ta thường chia ván cờ ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.
Thường khai cuộc được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới cho biết khai cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn.
Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có thể chia khai cuộc thành hai loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.
Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:
Trung tàn là giai đoạn giữa Trung cuộc sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc, ở giai đoạn này hai bên thường bị mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ vì khi đó ván cờ sẽ chơi theo đường dài.
Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ, đặc biệt là quân tấn công (Xe, Pháo, Mã, Tốt) cả hai bên còn rất ít. Tàn cuộc chia làm ba loại,
1, Cờ tàn thực dụng loại cờ tàn mà thắng thua được các chuyên gia nghiên cứu và giải thích rõ ràng,
2, Cờ tàn thực chiến loài này đa biến phức tạp và thắng thua khó có thể phân định được rõ ràng,
3, Cờ tàn nghệ thuật loài này được gọi là Cờ thế nó cũng được coi là cờ tàn nhưng được sắp xếp các quân cờ thành những dạng độc đáo và thường có tính chất nghệ thuật cao.
Sát cuộc là một giai đoán kết thúc của ván cờ, khi người chơi sử dụng một hoặc nhiều quân để chiếu hết (chiếu bí) tướng của đối phương .
Cờ bỏi cũng là một hình thức đánh cờ, nhưng bàn cờ sẽ là một cái sân rộng có kẻ ô, các quân cờ được ghi lên các tấm biển bằng gỗ, gắn vào các cột dài chừng 1 mét có đế được đặt lên các vị trí trên sân. Người chơi phải tự nhấc quân cờ để đi, trước khi đi quân, phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Từng đôi một vào thi đấu ở sân cờ. Thực chất đây là một bàn cờ lớn và nhiều người có thể cùng xem được.
Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.
Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran. Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá. Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom". Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Đặc biệt hơn trong một số lễ hội, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân trên chiếc loa ở sân.
Cờ tưởng là hình thức đánh cờ bằng trí tưởng tượng, không nhìn bàn cờ thật. Các đối thủ không cần phải quay lưng lại với bàn cờ mà ngồi trước một bàn cờ trống (bàn cờ thật được để bên cạnh có ngăn cách). Ngồi đối diện sau những tấm kính, hai kỳ thủ đấu trí với nhau trên bàn cờ tưởng tượng trong trí nhớ rồi viết lên một tờ giấy đưa cho đối thủ xem, sau đó trao cho trọng tài. Mỗi nước đi của vận động viên được ghi lại trên giấy, được thông báo cho đối thủ sau đó đối thủ sẽ truyền cho trọng tài ngồi ở bàn bên cạnh để thực hiện nước đi đó trên bàn cờ cho khán giả thưởng thức. Do bàn trọng tài đặt bên cạnh bàn đấu (có rèm che bàn vận động viên), nên vận động viên không được rời bàn với bất kỳ lý do gì vì sợ họ nhìn lén các nước đã đi của mình. Quốc tế đại sư Tưởng Xuyên của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cờ tưởng.
Cờ úp là hình thức đánh cờ khi mà 15 quân mỗi bên được úp ngược và sắp xếp ngẫu nhiên (trừ quân Tướng được đặt tại vị trí gốc của nó). Khi sắp cờ các quân cờ của mỗi bên xáo trộn ngẫu nhiên, bị úp sau đó sắp theo thế trận cờ tướng thông thường.
Nước đi đầu tiên của quân cờ úp phải tuân theo luật đi của quân cờ tại vị trí mà nó đang chiếm giữ. VD: quân bị úp đang ở vị trí của quân tốt thì phải đi theo nước của quân tốt. Sau khi đi một quân cờ úp thì quân đó sẽ lật ngửa và người chơi sẽ biết được nó là quân nào và từ đó trở đi quân đó đi theo luật của quân cờ ngửa.
So với cờ tướng thì cờ úp có nước đi phong phú và đa dạng hơn, vì cờ tướng úp có thêm Sĩ và Tượng chiếu bắt tướng được. Trong tình huống nguy cấp, có thể chỉ cần mở đúng quân cờ sẽ làm thay đổi cục diện ván đấu.
Là loại cờ dành cho 3 người chơi, luật chơi và số quân của mỗi bên như nhau, không khác gì với cờ tướng bình thường. Bàn cờ thường là hình lục giác, bên nào bị mất Tướng trước thì quân bên đó sẽ được sáp nhập vào quân đã chiếm quân đó, nước bị chiếm sẽ bị người chơi của nước chiếm điều khiển tùy ý (tức là một người chơi sẽ có 2 tướng, 4 xe,...). Sau khi có 1 nước chiếm được một nước rồi thì quân bên kia sẽ chơi thế trận 1 chọi 2, bên quân chiếm được hai nước nếu bị chiếm một nước thì vẫn có thể sử dụng nước mình đã chiếm mà chơi tiếp.
Chơi cờ thế là hình thức chơi cờ mà bàn cờ lúc ban đầu đã có sẵn các thế cờ, quân cờ đang ở các vị trí như trong một ván cờ dang dở, mức độ thế cờ từ dễ đến khó và người chơi phải thắng hoặc hòa sau một số nước đi được yêu cầu từ trước. Cờ thế hay được thấy ở các lễ hội dân gian.
(Bài "Vịnh bàn cờ thắng" của Trần Cao Vân)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Người Cờ Lao, các tên gọi khác Gelao, Ke Lao, tên tự gọi: Klau (tiếng Trung: 仡佬族 hay người Ngật Lão, tiếng Anh: Gelao) là một dân tộc cư trú ở vùng nam Trung Quốc và bắc Việt Nam. Họ là một trong số 54 dân tộc Việt Nam [4][5] và 56 dân tộc Trung Quốc được công nhận một cách chính thức.
Tổng số người Cờ Lao tại hai quốc gia này khoảng 438.200-594.000 người (theo các nguồn khác nhau). Dân tộc Cờ Lao chủ yếu sinh sống tại khu vực phía tây tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một số ít sinh sống tại các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên. Tại Việt Nam theo Điều tra dân số năm 2019 có 4.003 người [2], sinh sống tại các huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Tín ngưỡng chính là đa thần, thờ phụng tổ tiên.
Tiếng Cờ Lao thuộc về hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, nhưng ngày nay chỉ còn rất ít người Cờ Lao còn nói được thứ tiếng này. Do các phương ngữ Cờ Lao khác nhau rất nhiều, nên tại Trung Quốc, tiếng Quan Thoại đã được sử dụng như là ngôn ngữ chung (lingua franca) và hiện nay là thứ tiếng chung được nhiều người Cờ Lao sử dụng. Các tiếng H'Mông, Di và Bố Y cũng được sử dụng. Tiếng Cờ Lao không có bảng chữ cái riêng. Các ký tự của tiếng Trung được người Cờ Lao tại Trung Quốc sử dụng để thay thế.
Quần áo truyền thống của đàn ông bao gồm áo vét và quần dài. Phụ nữ mặc áo vét ngắn và váy hẹp được chia thành ba phần: phần trên được may tỉ mỉ bằng len đỏ trong khi hai phần còn lại là vải được viền các màu đen và trắng. Cả đàn ông lẫn đàn bà đều dùng khăn quàng cổ dài.
Về tộc danh thì người Cờ Lao tự gọi mình là Thư ngay từ những ngày đầu di cư sang Việt Nam, trong đó có ba ngành Thư khác nhau là Trắng, Đỏ và Xanh.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cờ Lao ở Việt Nam chỉ có dân số 2.636 người, nhưng có mặt tại tới 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cờ Lao cư trú tập trung chủ yếu tại tỉnh Hà Giang (2.301 người, chiếm 87,3% tổng số người Cờ Lao tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Tuyên Quang (69 người), Hà Nội (50 người), Thành phố Hồ Chí Minh (25 người)[6].
Tại Hà Giang, người Cờ Lao cư trú tại các địa phương như xã Bạch Đích, Phú Lũng huyện Yên Minh, các xã Sính Lủng và Phố Là, huyện Đồng Văn và xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì. Tại xã Túng Sán, Hoàng Su Phì, họ chiếm đa số tương đối (trên 40%).
Mỗi bản người Cờ Lao có khoảng 15-20 nhà. Mỗi nhà là một gia đình nhỏ gồm vợ chồng và con cái, con trai có vợ ít khi ở chung với bố mẹ. Mỗi nhóm Cờ Lao có một số họ nhất định. Các con đều theo họ cha.
Người Cờ Lao ở nhà đất thường ba gian hai chái. Mái lợp tranh. Ở Hoàng Su Phì đôi khi người ta lợp bằng những máng nứa theo kiểu lợp ngói âm dương. Vách đan bằng nứa, có khi người ta đan bằng những cây gỗ nhỏ.
Ở Đồng Văn, người Cờ Lao làm nương, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Ở Hoàng Su Phi, họ làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Nghề thủ công phổ biến của người Cờ Lao là đan lát và làm đồ gỗ, sản phẩm là phên, cót, nong, bồ, bàn ghế, yên ngựa v.v.
Theo phong tục con trai cô được lấy con gái cậu. Phụ nữ Cờ Lao khi mang thai thường kiêng cữ cẩn thận để sinh đẻ dễ, con khỏe mạnh. Ở vùng Đồng Văn, người Cờ Lao đốt nhau thai của đứa trẻ sơ sinh thành than rồi đem bỏ vào hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn giẫm vào. Đứa trẻ sinh ra được 3 ngày 3 đêm (nếu là con trai), 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái), thì bố mẹ làm lễ đặt tên cho con. Đứa con đầu lòng được bà ngoại đặt tên cho. Người Cờ Lao chết đi được làm lễ chôn cất và lễ chay. Người Cờ Lao có tục khi chôn cất thì xếp đá thành từng vòng quanh mộ (mỗi vòng đá tương ứng với 10 tuổi của người chết), rồi lấp đất kín những vòng đá ấy.
Hàng năm người Cờ Lao có những ngày lễ, tết theo âm lịch như 3 tháng 3, 5 tháng 5, 15 tháng 7, 9 tháng 9 v.v. và Tết Nguyên Đán là lớn nhất.
Cá tính trang phục không rõ ràng, chịu ảnh hưởng của trang phục (hay gần gũi) với cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái như Tày, Nùng Giáy v.v về kỹ thuật và phong cách mỹ thuật.
Quân Cờ Đen (giản thể: 黑旗军; phồn thể: 黑旗軍; Hán-Việt: Hắc Kỳ quân; bính âm: Hēi qí jūn; Việt bính: hak1 kei4 gwan1) là một nhóm đảng cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, di chuyển từ vùng Quảng Tây của Trung Quốc băng qua biên giới vào hoạt động ở miền núi phía Bắc Kỳ thuộc triều đình Huế vào năm 1865, được biết đến nhiều chủ yếu do những trận đánh với lực lượng Pháp. Đội quân này mang tên Cờ Đen là do thủ lĩnh của họ, Lưu Vĩnh Phúc, ra lệnh dùng cờ hiệu màu đen.
Năm 1857, Lưu Vĩnh Phúc xin làm thuộc hạ của Ngô Lăng Vân, người tự xưng là Ngô Vương, và là dư đảng Thái Bình Thiên quốc, bản doanh đóng gần Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc). Lưu được Ngô Lăng Vân trợ giúp rồi sau đã trở thành một nhân vật quyền thế dưới trướng của Ngô Vương. Khi Ngô Lăng Vân bị giết (1863), Lưu đem bộ hạ theo Vương Sĩ Lâm và Hoàng Tư Nùng ở châu Thượng Tư (Quảng Tây) cướp phá ở nhiều nơi, sau mới gia nhập lại với Ngô Côn, con trai và là người kế nghiệp Ngô Vương. Là một người có nhiều tham vọng, cộng thêm hoàn cảnh thiếu thốn, Lưu xin với Ngô Á Chung (tức Ngô Côn) đem quân vượt biên giới sang cướp bóc bên Đại Nam. Cuộc quân hành này cũng tránh được quan quân nhà Thanh đang càn quét, tái lập quyền kiểm soát vùng Lưỡng Quảng. Với 200 đồng đảng thân tín, trương một lá cờ màu đen làm kỳ hiệu, Lưu Vĩnh Phúc vượt biên giới vào Đại Nam năm 1865. Lưu vừa đi vừa tuyển thêm quân từ các toán thổ phỉ khác mà không bị ai chặn lại hay ngăn trở gì. Đến gần Sơn Tây, quân Cờ Đen khi đó đã lên tới 500 người dừng lại lập doanh trại. Sự hiện diện của một đội quân vũ trang trong lãnh thổ của các bộ tộc Mông miền núi là một sự đe dọa với họ, nên xung đột vũ trang đã nổ ra. Quân Cờ Đen phục kích và đánh bại cuộc tấn công của thổ dân, đồng thời giết chết một thủ lĩnh của họ.[1] Viên thủ lĩnh này chống đối chính quyền nhà Nguyễn, nên nhân cơ hội đó nhà Nguyễn chính thức ban cho Lưu chức vị Cửu phẩm bách hộ để tiếp tục công việc bình định vùng này.
Tuy vậy, đánh nhau với người thiểu số không phải là mối quan tâm chính của Lưu, nên năm 1868, Lưu quay ra tranh giành khu vực thị trấn Lào Cai, tức châu Bảo Thắng, một món mồi béo bở, lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của các thương gia có vũ trang người Quảng Đông. Quân Cờ Đen tự tiện thu thuế, khai khoáng, cướp bóc khắp nơi, quan quân nhà Nguyễn cũng không ngăn cản được. Quân Cờ Đen còn thiết lập một hệ thống bảo kê, đánh thuế 10% cho các hoạt động thương mại đường thủy dọc sông Hồng. Nguồn lợi từ các hoạt động này lớn tới mức quân Cờ đen nhanh chóng gia tăng lực lượng, với cả một số sĩ quan là các lính đánh thuê châu Âu hay Mỹ, và Lưu sử dụng kinh nghiệm của số người này để biến lực lượng của mình thành một đạo quân đáng gờm.[2]
Theo ghi chép của người Pháp, lực lượng Cờ đen đóng tại Lào Cai, lúc đó là một thị trấn giao dịch nhỏ với hai, ba trăm nóc nhà tre mái lợp tranh. Dân cư thị trấn phần lớn là người Tàu, nói tiếng Quảng Đông. Thành Lào Cai là một thành bằng đá nhỏ, tường thấp, đươc bảo vệ bởi khoảng 15 khẩu pháo nhỏ, với một khẩu thần công bằng đồng nòng lớn 5 tấc (12.7 cm). Trong thành đóng đại bản doanh của Lưu Vĩnh Phúc với 200 thủ hạ thân tín, trong tổng số khoảng 800 quân Cờ đen. Lực lượng này được nhà chức trách An Nam trả lương 35 xu (quy ra tiền dollar) một tháng và lương ăn như với quân chính quy triều đình. Số tiền này được chuyển cho Lưu Vĩnh Phúc để phân phát lại cho binh lính dưới trướng hàng tháng là 30 kg gạo và 1,500 đồng tiền kẽm (1.40 đồng dollar bằng bạc), còn khi đi đánh trận thì được hưởng lương gấp đôi. Ngoài ra thỉnh thoảng quân lính còn được cấp thuốc phiện và rượu gạo. Chi phí để nuôi đạo quân này lên đên 17,000 dollar bạc hàng năm, lấy từ tiền lương triều đình trả và tiền thu thuế ở Lào Cai.
Năm 1873, Triều đình Nhà Nguyễn tranh thủ sự giúp đỡ của quân Cờ đen để đối mặt với âm mưu xâm chiếm Bắc Kỳ của trung úy hải quân Pháp Francis Garnier, người đã hành động không theo mệnh lệnh sau khi được cử đến đó làm nhiệm vụ ngoại giao. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1873, Lưu Vĩnh Phúc và khoảng 600 quân Cờ đen (tiếng Pháp: pavillons noirs, drapeaux noirs), diễu hành bên dưới một biểu ngữ khổng lồ màu đen, tiến đến cổng phía Tây của Thành Hà Nội. Một đội quân lớn của Triều đình theo sau. Garnier ra lệnh pháo kích quân Cờ đen bằng bệ pháo dã chiến gắn phía trên cổng, và khi quân Cờ Đen bị đẩy lui, ông dẫn đầu một nhóm gồm 18 lính thủy đánh bộ Pháp ra khỏi cổng để truy đuổi. Garnier và ba người của ông lao lên dốc trong một cuộc tấn công bằng lưỡi lê vào một nhóm Cờ đen nhưng bị đâm chết sau khi vấp ngã trong một hố nước. Bốn người đồng đội khác của Garnier gồm có Dagorne, Bonifay, Sorre, và phó chỉ huy Balny dẫn một đội lính nhỏ để tăng viện Garnier nhưng cũng đã bị giết chết. Ba binh sĩ Pháp khác cũng bị giết trong các cuộc xuất kích này, và những người khác chạy về thành sau khi các sĩ quan của họ thất thủ.[3]
Mặc dù Garnier đã chết, nỗ lực chiếm lại Hà Nội đã thất bại và người Pháp vẫn nắm quyền kiểm soát phần lớn đồng bằng sông Hồng.[4] Tuy nhiên, chính phủ Pháp không chấp thuận cuộc chinh phạt trái phép, trung úy Paul Philastre được cử đi đuổi người của Garnier khỏi các thành mà họ chiếm đóng và đưa họ trở về Sài Gòn vào tháng 2 năm 1874.[5]
Mười năm sau, với việc Pháp một lần nữa đẩy mạnh vào Bắc Kỳ, các cuộc chiến không được khai báo đã nổ ra vào năm 1883 và nửa đầu năm 1884 như một khúc dạo đầu cho Chiến tranh Thanh-Pháp. Quân Cờ đen đã giao chiến với quân Pháp ở Bắc Kỳ. Trận đụng độ lớn đầu tiên là tại Trận Cầu Giấy (ngày 19 tháng 5 năm 1883), trong đó thuyền trưởng hải quân Pháp Henri Rivière bị phục kích và bị giết. Đó là một chiến thắng nhanh chóng và nổi bật của Quân Cờ Đen.[6]
Trong trận Phủ Hoài (ngày 15 tháng 8 năm 1883), quân Cờ Đen đã bảo vệ thành công các vị trí của mình trước cuộc tấn công của quân Pháp do tướng Alexandre-Eugène Bouët phát động, mặc dù thương vong cao hơn quân Pháp đáng kể.[7] Trong trận Palan (ngày 1 tháng 9 năm 1883) quân Cờ đen hoạt động kém hiệu quả hơn khi bị đánh đuổi khỏi vị trí then chốt trên sông Đáy.[8]
Tháng 12 năm 1883, Quân Cờ Đen bị thất bại nặng nề dưới tay Đô đốc Amédée Courbet trong Chiến dịch Sơn Tây. Dù đã chiến đấu dũng cảm trong các trận giao tranh tại Phù Sa vào ngày 14 tháng 12 và Sơn Tây vào ngày 16 tháng 12, quân Cờ đen đã không thể ngăn cản quân Pháp tấn công Sơn Tây. Ngay cả với lực lượng dự phòng đông đảo của Nhà Thanh và Nhà Nguyễn tại Sơn Tây, Quân Cờ Đen vẫn phải gánh chịu những cuộc tấn công mạnh mẽ, và chịu thương vong rất nặng nề. Theo ý kiến của nhà quan sát người Anh William Mesny, một sĩ quan cao cấp trong quân đội Trung Quốc, cuộc giao tranh tại Sơn Tây đã phá vỡ sức mạnh của quân Cờ đen, mặc dù sự phòng thủ kiên cố của quân Cờ đen trong trận Hòa Mộc mười lăm tháng sau đó không chịu đánh giá này.[9]
Quân Cờ Đen không tham gia Chiến dịch Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884). Sau khi Pháp chiếm được Bắc Ninh, quân Cờ đen rút về Hưng Hóa. Tháng 4 năm 1884, quân Pháp tiến vào Hưng Hóa với cả hai lữ đoàn của quân viễn chinh Bắc Kỳ. Quân Cờ đen đã thiết lập một loạt công sự ấn tượng xung quanh thị trấn, nhưng Tướng Charles-Théodore Millot, tổng tư lệnh của Pháp, đã chiếm được nó mà không có một thương vong nào cho quân Pháp. Trong khi Lữ đoàn 2 của Tướng François de Négrier chốt trực diện quân Cờ đen từ phía đông và khiến Hưng Hóa hứng chịu trận pháo kích dữ dội từ đỉnh Trung Xá, Tướng Louis Brière de l'Isle của Lữ đoàn 1 thực hiện một cuộc hành quân xuống sườn phía nam để cắt đứt đường rút lui của Lưu. Vào tối ngày 11 tháng 4, khi thấy quân Turcos của Brière de l'Isle và bộ binh thủy quân lục chiến xuất hiện sau sườn của họ tại Xuân Đông, quân Cờ đen đã sơ tán khỏi Hưng Hóa trước khi bị mắc kẹt bên trong đó. Họ đốt cháy các ngôi nhà còn lại trước khi rời đi, và vào sáng hôm sau, người Pháp nhận thấy thị trấn bị bỏ hoang hoàn toàn.[10]
Quân Cờ Đen rút ngược sông Hồng về Thanh Quan, chỉ cách thị xã biên cương Lào Cai vài ngày đi bộ. Vài trăm binh lính Cờ đen, mất tinh thần bởi chiến thắng dễ dàng của Courbet và Millot trước Quân Cờ đen, đã đầu hàng quân Pháp vào mùa hè năm 1884. Một trong những thành tích cuối cùng của Millot là tiến đánh sông Lô và đẩy quân Cờ đen ra khỏi Tuyên Quang vào tuần đầu tiên của tháng 6, một lần nữa mà không có một người Pháp nào bị thương vong. Nếu quân Pháp truy lùng gắt gao Lưu Vĩnh Phúc sau khi chiếm được Tuyên Quang, thì quân Cờ đen có lẽ đã bị đánh đuổi khỏi Bắc Kỳ từ đó. Nhưng sự chú ý của người Pháp đã bị chuyển hướng bởi cuộc khủng hoảng bất ngờ với Trung Quốc do cuộc phục kích Bắc Lệ kích động (23 tháng 6 năm 1884), và trong mùa hè sôi động năm 1884, quân Cờ đen bị bỏ lại để gặm nhấm thất bại của họ.[11]