Ngoài ý nghĩa thương mại và phát triển loại hình du lịch MICE[1] thì WTC BDNC là một khu phức hợp bao gồm nhiều khu vực với nhiều chức năng khác nhau trên tổng thể khuôn viên sẽ được xây dựng lên đến 400,000 m2 gồm: WTC Gateway (bao gồm trung tâm mua sắm, trung tâm thể thao, cửa hàng cao cấp… xây trên nền đất 7ha; Khu triển lãm WTC EXPO tổng diện tích 22,000 m2 (trong đó có 12,000 m2 là diện tích triển lãm trong nhà); Tòa nhà biểu tượng WTC Tower với quy mô xây dựng 60,000 m2 - 33 tầng và Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương với quy mô 16,400 m2 dành cho các sự kiện, hội nghị thượng đỉnh toàn cầu.
Trung Tâm Thương Mại Thế Giới Khoác Áo Mới Sau 17 Năm Thảm Họa
Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World Trade Center, viết tắt WTC hay còn được gọi là Tòa Tháp Đôi) khoác áo mới sau 17 năm thảm họa ngày 11/9/2001.
Một phiên bản tái khu phức hợp Trung Tâm Thương Mại Thế giới (WTC) được xây dựng lại như một hình thức tưởng niệm đó là Trung Tâm Thương Mại Một Thế Giới (One World Trade Center – 1 WTC) năm 2009. One World Trade Center (Trung Tâm Thương Mại Một Thế Giới) hay còn được gọi là Freedom Tower là tòa nhà chính và 7 Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tọa lạc trên nền WTC cũ.
Tòa Trung Tâm Thương Mại Một Thế Giới được đưa vào hoạt động từ năm 2014, đây là công trình trung tâm của khu phức hợp mới được xây dựng trên nền đống đổ nát cách đây 17 năm. Công trình này gồm 104 tầng, cao hơn 541 m, tính cả phần chóp nhọn được thắp sáng mỗi đêm. Tòa tháp có diện tích văn phòng gần 300.000 m2 nhưng chưa được thuê hết. Đài quan sát nằm trên đỉnh tháp được đưa vào hoạt động từ năm 2015, với giá vé 32 USD/người.
Bên cạnh Tòa tháp 1, phần còn lại của khu phức hợp đã gần hoàn thiện, gồm 5 tòa tháp khác, một bảo tàng và đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ 11/9, một trạm giao thông, một công viên và một trung tâm biểu diễn nghệ thuật (trong ảnh).
Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia 11/9 gồm 2 công trình riêng biệt. Đài tưởng niệm được biết đến với tên gọi “Phản chiếu sự vắng bóng” gồm 2 hồ nước bao quanh bởi bệ đá khắc tên các nạn nhân. Công trình này mở cửa năm 2011, thu hút hơn 37 triệu lượt khách tham quan.
Công trình thứ 2 mở cửa năm 2014 là bảo tàng trưng bày các hiện vật như xe chữa cháy, xe cứu thương hoạt động trong ngày 11/9/2001, ăng-ten phát sóng và tượng cây đinh ba cũ của Tòa tháp đôi cùng hàng trăm hiện vật khác. Tính đến nay, hơn 11 triệu lượt khách đã đến thăm bảo tàng này.
Các tháp 3, 4, 7 đã hoàn thiện và lần lượt được đưa vào hoạt động vào các năm 2018, 2013 và 2006. Nhiều tập đoàn lớn như Spotify, BMI, GroupM, McKinsey,… đã quyết định thuê văn phòng tại những công trình này. Tháp số 2 đang được thi công, riêng tháp số 5 vẫn chưa có kế hoạch xây dựng.
Một công trình điểm nhấn khác của khu phức hợp Một Thế giới là tòa Oculus, trung tâm thương mại rộng gần 35.000 m2 tọa lạc bên trên trạm tàu điện ngầm kết nối với hệ thống giao thông công cộng của thành phố New York. Dù thiết kế độc đáo của Oculus được đánh giá cao, chủ đầu tư công trình này cũng đối mặt làn sóng chỉ trích gay gắt vì chi phí xây dựng đắt đỏ (khoảng 4 tỷ USD) và chậm trễ trong việc thi công.
Kết cấu trần của công trình Oculus được thiết kế dạng mở để thông khí và đón ánh sáng tự nhiên. Vào ngày 11/9 hàng năm, kết cấu này sẽ được mở rộng. Bên trong trung tâm thương mại là hơn 100 nhà bán lẻ, gồm Apple Store, Sephora, Kiehl’s và nhiều thương hiệu cao cấp khác.
Công viên Tự do rộng khoảng 4.000 m2 nằm ở phía nam khu phức hợp, được xây dựng lại trên nền đống đổ nát với số tiền 50 triệu USD. Không chỉ tạo mảng xanh và là nơi dừng chân thư giãn của du khách, công viên này còn là nơi đặt bức tượng “Bán cầu”, một trong số những công trình nghệ thuật còn sót lại sau thảm họa 11/9.
Nhà thờ Hy Lạp chính thống Thánh Nicholas tọa lạc bên trong Công viên Tự do. Công trình tôn giáo này đang được xây dựng nhằm thay thế nhà thờ cùng tên đã bị phá hủy trong thảm họa ngày 11/9 cách đây 17 năm. Tuy nhiên, do nguồn tài chính cạn kiệt, việc thi công công trình này đang bị hoãn.
Bản đồ khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC cũ) trước thảm họa 11/9/2001 và Trung Tâm Thương Mại Một Thế Giới (One World Trade Center) hay còn được biết đến với tên Freedom Tower sau khi được sửa chữa.
→ Lancaster Legacy 230 Nguyễn Trãi, Quận 1 Trung Thủy Group
→ Căn hộ Masteri Grand View – The Global City Quận 2
→ Thảo Điền Green 192 Nguyễn Văn Hưởng
285 Fulton St, New York, NY 10006Bản đồ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành phố mới Bình Dương là tên của một đề án xây dựng đô thị trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị tỉnh Bình Dương. Thành phố này được xây dựng mới hoàn toàn, không dùng tiền ngân sách và sẽ là trung tâm hành chính mới của tỉnh Bình Dương thay cho thành phố Thủ Dầu Một.[1]
Thành phố mới Bình Dương do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) làm đơn vị chủ đầu tư. Theo quy hoạch, đô thị mới cách trung tâm Thủ Dầu Một khoảng 8 km, có tổng diện tích hơn 709 ha, nằm trên địa bàn phường Hòa Phú, phường Định Hòa, phường Phú Tân của thành phố Thủ Dầu Một.
Trung tâm đô thị mới Bình Dương có khả năng phục vụ khoảng 400.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.[2]
Tháng 6 năm 2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quyết định số 2273/QĐ-UBND. Tháng 7 năm 2009, Becamex IDC đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện dự án khu đô thị mới thuộc Khu liên hợp theo quyết định số 2717/QĐ-UBND. Ngày 26 tháng 4 năm 2010, lễ khởi công thành phố mới Bình Dương được tổ chức.[3][4]
Theo quy hoạch, thành phố mới Bình Dương bao gồm 7 phân khu như sau:[2]
Hiện tại, Becamex đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm chính trị - hành chính tập trung của tỉnh, Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế. Dự kiến từ khi khởi công đến năm 2020, tổng vốn đầu tư cho các dự án của trung tâm thành phố mới Bình Dương là hơn 150.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho công trình tạo lực là hơn 20.000 tỷ đồng.