Tâm Lý Học Phát Triển Đinh Thị Kim Thoa

Tâm Lý Học Phát Triển Đinh Thị Kim Thoa

Hồ Thị Kim Thoa (sinh ngày 1 tháng 6 năm 1960) là một nữ doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Bà nguyên là Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam (2010 - 2017). Bà từng là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.[2] Tại thời điểm đang là Thứ trưởng, bà Thoa vẫn là cổ đông lớn thứ sáu của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Bà nắm giữ 1.161.446 cổ phiếu DQC, tương đương với 5,30% vốn. Bà Hồ Thị Kim Thoa cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam.

Vấn đề sở hữu cổ phần tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang

Tính đến ngày 30-11-2016, bà Hồ Thị Kim Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương 4,91% vốn, với giá trị ước tính trên 100 tỉ đồng.[15]

Con gái lớn của bà Thoa là bà Nguyễn Thái Nga, sinh năm 1984, tham gia thành viên HĐQT từ tháng 3.2014 và giữ chức Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 6.2013. Ngày 17/11/2015, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Nga, thành viên Hội đồng quản trị, làm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang. Bà Nga sở hữu 4,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỉ lệ sở hữu là 12,01%.[15]

Một người con gái khác của bà Hồ Thị Kim Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 6,49%, với giá trị đạt hơn 131,5 tỷ đồng tính theo giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày 11/4/2016, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê giữ chức Giám đốc Dự án Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.[16]

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty là ông Hồ Quỳnh Hưng, sinh năm 1971, em trai bà Hồ Thị Kim Thoa nắm cổ đông lớn thứ 4 tại Điện Quang.Ông Hưng đang sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu DQC, lượng cổ phiếu này có giá trị gần 144 tỷ đồng. Với khối tài sản này, ông Hưng lọt vào Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Xuân, mẹ bà Thoa[17] cũng có tên trong danh sách cổ đông của Điện Quang. Bà Xuân sở hữu hơn 1,2 triệu cổ phiếu DQC. Nhờ DQC, tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Xuân đạt gần 70 tỷ đồng.

Ngoài ra, cháu ruột của bà Thoa là ông Hồ Đức Dũng (con trai ông Hồ Đức Lam, em trai bà Thoa) cũng đang nắm giữ 4,9% cổ phần của Điện Quang.[18][19]

Như vậy, với việc nắm giữ lượng cổ phiếu lớn của DQC, gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỉ đồng. Ngoài giá trị cổ phiếu, tài sản của gia đình bà Thoa còn được bổ sung bằng cổ tức.[15][20]

Một thành viên khác trong gia đình bà Thoa là ông Hồ Đức Lam, em trai bà Thoa, sinh năm 1962[19], hiện đang là thành viên HĐQT tại Bóng đèn Điện Quang. Tuy không nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp này nhưng ông Lam đang sở hữu khoảng 65% cổ phần tại Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông (RDP) và là nhân vật có quyền chi phối mọi hoạt động tại đây.[18]

Ủy ban Kiểm tra trung ương ngày 3-7 cho biết, trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (tháng 1-2004 đến 5-2010), bà Hồ Thị Kim Thoa đã có các vi phạm, khuyết điểm:

Ngày 2 tháng 12 năm 2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét việc thi hành kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy:

Theo đó, Ban bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng.[24]

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (bộ Công an) nêu ý kiến vào ngày 7.7: "Với tư cách một công dân, tôi đề nghị kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa một cách nghiêm túc. Quan điểm cá nhân tôi, cần cách chức Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Bà Thoa không còn xứng đáng để ngồi ở vị trí ấy nữa. Song song với việc xử lý kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa, tôi đề nghị cơ quan chức năng tiến hành kỷ luật những người có trọng trách đã đưa bà Hồ Thị Kim Thoa lên đến chức Thứ trưởng và những cán bộ nào liên quan đến việc kê khai tài sản không trung thực của bà Thoa." [25]

Tại phiên họp kỳ thứ 16 diễn ra từ ngày 25 đến 27/7/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương là nghiêm trọng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà Thoa, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của bà Hồ Thị Kim Thoa.[26][27]

Theo kết luận của UBKTTƯ, bà Thoa đã có vi phạm các quy định, quyết định của Nhà nước về quản lý đất đai. Cty Điện Quang ký hợp đồng về hợp tác đầu tư tại khu đất số 12 Tôn Đản, TPHCM với Cty Constremim - Bộ Xây dựng, khi chưa được chủ sở hữu và cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền và xử lý không đúng khoản thu 30 tỉ đồng từ việc chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng đất 12 Tôn Đản.[28]

Ngày 1/8/2017, chỉ vài ngày sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bà Hồ Thị Kim Thoa bất ngờ nộp đơn xin thôi việc tới ban lãnh đạo Bộ Công Thương [29]

Ngày 13 tháng 7 năm 2020, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định truy nã bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu thứ trưởng Bộ Công thương, do có hành vi sai phạm trong thời gian dài, cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước. Sau khi bị khởi tố bị can về hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, bà Thoa hiện đã bỏ trốn, vì thế Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã quốc tế bị can, tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, chờ bắt giữ được sẽ xử lý theo quy định.[30]

Vào thời điểm trên bà Kim Thoa đang đi du lịch Pháp, trong đó có ghé trung tâm thiền tập Làng Mai. Sau khi nghe tin khởi tố, bà Thoa đã ở lại Pháp bằng visa du lịch.

Ngày 2 tháng 12 năm 2020, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol/ICPO) đã ban hành truy nã đỏ đối với bị can Hồ Thị Kim Thoa.[31]

Truy nã cựu nữ Thứ trưởng Bộ Công thương

Ngày 12/7, sau khi không xác định được bà Hồ Thị Kim Thoa , cựu Thứ trưởng Bộ Công thương ở đâu để thực hiện lệnh bắt tạm giam, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh truy nã bị can.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đến nay, bị can bỏ trốn, thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can.

Khi nào bắt được bị can Hồ Thị Kim Thoa sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bà Thoa trước đó bị khởi tố cùng cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (Q1 - TPHCM).

Bị can Hồ Thị Kim Thoa đang bỏ trốn. Ảnh: TTXVN.

Trao đổi với PV vào ngày 14/7, một đại diện Bộ Công an cho biết, hiện nay, cơ quan CSĐT Bộ Công đã có lệnh truy nã và sẽ thực hiện các biện pháp để có thể sớm xác định, truy bắt bị can về xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Về việc Bộ Công an đã thông báo với phía Interpol để tiến hành truy nã quốc tế bà Thoa chưa? Vị đại diện Bộ cho hay, việc này sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục liên quan.

Theo tìm hiểu của PV, trước bà Hồ Thị Kim Thoa đã có nhiều cán bộ bỏ trốn khi Cơ quan Cảnh sát điều tra ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Cựu Cục trưởng Dương Chí Dũng bỏ trốn 4 tháng và bị bắt tại Campuchia

Tháng 5/2012, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, thời điểm đó là Cục trưởng Cục Hàng hải về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin.

Lệnh truy nã đặc biệt và quốc tế Dương Chí Dũng sau đó được Bộ Công an phát đi.

Ngày 17/5/2012, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an (C48) đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án. Đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội "cố ý làm trái...", bắt tạm giam đối với Dương Chí Dũng.

Tuy nhiên, khi cơ quan công an đến nơi làm việc, nơi cư trú của Dương Chí Dũng để tống đạt quyết định thì không thấy bị can. Chiều cùng ngày, cơ quan điều tra xác định bị can đã bỏ trốn.

Ngày 18/5/2012, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng.

Theo dự định, Dương Chí Dũng sẽ trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, sau đó sang Mỹ. Do không được nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, Dũng buộc phải quay lại Campuchia.

Ngày 4/9/2012, Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ, sau 4 tháng lẩn trốn.

5 tháng sau (ngày 22/2/2013), người em trai Dương Tự Trọng bị bắt khi đang giữ chức Phó cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an.

Ngày 16/12/2013, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tử hình về tội "tham ô", 18 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt là "tử hình".

Trước khi vụ án tiêu cực tại Vinashin bị khởi tố, Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin - Vinashinlines) đã nhanh chân trốn ra nước ngoài.

Ngày 23/8/2010, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố, truy nã bị can với Đạt và ngày 8/11/2010 gửi thông báo truy nã đến Interpol.

Ngày 7/7/2015, Đạt bị bắt ở Campuchia và dẫn giải về Việt Nam. Sau đó, Giang Kim Đạt đã bị tòa án tuyên mức án tử hình về tội Tham ô tài sản.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau gần 1 năm bị truy nã

Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Ngày 16/9/2016, Cơ quan CSĐT ra ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Bộ Công an đã truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh. Bị can Trịnh Xuân Thanh được xác định bỏ trốn ngày 16/9/2016.

Đến chiều 31/7/2017, Bộ Công an đã phát đi thông báo chính thức cho biết, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật. Sau đó, tại 2 vụ án được đưa ra xét xử, Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên mức án chung thân.

Phan Văn Anh Vũ và gần 1 tháng bỏ trốn

Tối 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã công bố Quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ.

Khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú và không biết bị can đang ở đâu, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định truy nã ký ngày 21/12.

Theo đó, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố do có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước".

Cuối tháng 12/2017, Phan Văn Anh Vũ được xác định, vi phạm Luật Di trú của Singapre và bị trục xuất. Bộ Nội vụ Singapore cho hay, người mang quốc tịch Việt Nam Phan Van Anh Vu bị tạm giữ ngày 28/12/2017.

Những ngày đầu tháng 1/2018, Vũ đã bị trao trả về Việt Nam. Ngay sau đó, các phiên tòa đã được mở để xét xử Vũ cùng các đồng phạm ở Bộ Công an, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng...

Đến nay, với nhiều bản án đã được tuyên, Phan Văn Anh Vũ phải chịu tổng hình phạt chung là 30 năm tù (mức án cao nhất cho tù có thời hạn) và hàng nghìn tỷ đồng.

Tháng 5/2018, sau khi xác định bị can Vũ Đình Duy, cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTEX) bỏ trốn, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã số 67/ANĐT-P4: Truy nã đối với Vũ Đình Duy.

Theo đó, Vũ Đình Duy bị khởi tố về tội danh bị khởi tố: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ". Tuy nhiên, Vũ Đình Duy đã bỏ trốn vào ngày 22/10/2016.

Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt đồng thời đề nghị Tổ chức Interpol truy nã quốc tế.

Theo thông tin từ Bộ Công an, tính đến tháng 5/2019, Việt Nam có trên 1.200 đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 235 đối tượng đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài các trường hợp quan chức ở trên, hiện nay, Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường cũng đang bỏ trốn và bị Bộ Công an truy nã quốc tế.