Quy Trình Kiểm Tra An Toàn Thực Phẩm

Quy Trình Kiểm Tra An Toàn Thực Phẩm

Nguyên tắc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu với hàng hóa do Bộ Y tế quản lý​Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 15/2024/TT-BYT ngày 19 tháng 9 năm 2024 ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Nguyên tắc áp dụng Danh mục được quy định như sau: - Trường hợp có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã số hàng hóa đối với các hàng hóa thuộc Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. - Đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chưa được liệt kê và xác định mã số hàng hóa trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Sau khi thông quan, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu có văn bản gửi về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để làm cơ sở phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật và ban hành Danh mục bổ sung. - Việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm được thực hiện như sau: + Đối với hàng hóa có tên trong Danh mục: thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật an toàn thực phẩm và Điều 16 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. + Đối với hàng hóa không thuộc Danh mục nhưng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất: áp dụng phương thức kiểm tra chặt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan thời điểm áp dụng, dừng áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các trường hợp này. - Các trường hợp thực phẩm nhập khẩu sau thuộc đối tượng miễn hoặc không thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm: + Hàng hóa có tên trong Danh mục nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm); + Hàng hóa có tên trong Danh mục nhưng không nhằm mục đích sử dụng làm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; + Hàng hóa là dụng cụ, vật liệu bao gói có tên trong Danh mục nhưng không chứa đựng và không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; + Hàng hóa không thuộc Danh mục, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này. - Đối với Phụ gia thực phẩm hỗn hợp mà thành phần có từ hai (02) chất phụ gia thực phẩm trở lên có tên trong Danh mục, mã HS của hàng hóa được xác định theo sáu (06) quy tắc phân loại tổng quát ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Thông tư cũng nêu rõ, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 11 năm 2024. Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Nguyên tắc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu với hàng hóa do Bộ Y tế quản lý

​Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 15/2024/TT-BYT ngày 19 tháng 9 năm 2024 ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Nguyên tắc áp dụng Danh mục được quy định như sau: - Trường hợp có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã số hàng hóa đối với các hàng hóa thuộc Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. - Đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chưa được liệt kê và xác định mã số hàng hóa trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Sau khi thông quan, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu có văn bản gửi về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để làm cơ sở phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật và ban hành Danh mục bổ sung. - Việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm được thực hiện như sau: + Đối với hàng hóa có tên trong Danh mục: thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật an toàn thực phẩm và Điều 16 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. + Đối với hàng hóa không thuộc Danh mục nhưng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất: áp dụng phương thức kiểm tra chặt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan thời điểm áp dụng, dừng áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các trường hợp này. - Các trường hợp thực phẩm nhập khẩu sau thuộc đối tượng miễn hoặc không thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm: + Hàng hóa có tên trong Danh mục nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm); + Hàng hóa có tên trong Danh mục nhưng không nhằm mục đích sử dụng làm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; + Hàng hóa là dụng cụ, vật liệu bao gói có tên trong Danh mục nhưng không chứa đựng và không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; + Hàng hóa không thuộc Danh mục, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này. - Đối với Phụ gia thực phẩm hỗn hợp mà thành phần có từ hai (02) chất phụ gia thực phẩm trở lên có tên trong Danh mục, mã HS của hàng hóa được xác định theo sáu (06) quy tắc phân loại tổng quát ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Thông tư cũng nêu rõ, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 11 năm 2024. Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.