Vấn đề quý Ông/Bà hỏi, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế xin trả lời như sau:
III. Các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng
Khi thực phẩm chức năng về tới cảng, tổ chức nhập khẩu cần thực hiện các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng như sau:
- Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền;
- Khai tờ khai và nộp tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt;
- Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản;
- Chuyên viên tại trung tâm mà tổ chức nhập khẩu đã đăng ký tới kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Sau khi có kết quả kiểm tra, nếu kết quả đạt, tổ chức nhập khẩu nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng.
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng khi nhập khẩu vào Việt Nam có được miễn kiểm tra hay không?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) bao gồm:
- Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
- Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
- Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
- Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
- Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
- Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy việc nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam chỉ được miễn kiểm tra nếu thuộc các trường hợp nêu trên.
Trường hợp nào không được nhập khẩu thực phẩm chức năng?
Tổ chức nhập khẩu thực phẩm chức năng sẽ không được nhập khẩu thực phẩm chức năng nếu thực phẩm chức năng không đạt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu thủ tục hải quan cũng như về quy định công bố sản phẩm.
Xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng có được miễn thuế không?
Theo quy định của pháp luật, khi nhập khẩu thực phẩm chức năng sẽ phát sinh thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Trong đó thuế giá trị gia tăng là 10%, thuế nhập khẩu của thực phẩm chức năng mã HS 2016 là 15%, mã HS 2022 là 30% (theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn). Nếu thực phẩm chức năng được nhập khẩu từ các nước đã ký hiệp định thương mại tự do thì sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi nếu đáp ứng đủ điều kiện mà hiệp định đưa ra.
Nhập khẩu thực phẩm chức năng có được miễn thuế
V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng bao gồm: Công bố và tự công bố, đăng ký quảng cáo, kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, trọn gói thủ tục hải quan, tư vấn thuế xuất nhập khẩu…
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024, cả nước nhập khẩu 1,28 triệu tấn phế liệu sắt thép, tương đương 496,03 triệu USD, chủ yếu từ Nhật Bản, tiếp đó là Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ và Australia. Nhiều bạn đọc muốn biết quy định mới nhất liên quan đến nhập khẩu phế liệu.
Về nội dung này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật gia Nguyễn Bá Dũng (Công ty luật TNHH Trường Sơn) cho biết theo Điều 5 Chương II Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hóa cấm nhập khẩu.
Trong một số trường hợp, tổ chức/cá nhân muốn nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam phải tuân thủ nghiêm theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Mục 3 Chương V Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020): Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Căn cứ Quyết định 13/2023/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2023, Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm 5 nhóm: Phế liệu sắt, thép, gang; Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); Phế liệu giấy; Phế liệu thủy tinh; và Phế liệu kim loại màu.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa, nguồn: tainguyenvamoitruong.vn)
Bên cạnh đó, theo Điều 45 Mục 4 Chương IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:
1. Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
3. Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom nước mưa riêng; có hệ thống thu gom và xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; có mái che nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong;
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải theo quy định;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
4. Có giấy phép môi trường, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại Khoản 18 Điều 168 Nghị định này và trường hợp nhập khẩu phế liệu phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
5. Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 46 Nghị định này.
6. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu; được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 4 Điều này còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các thông tin quy định tại Điểm a và b Khoản này trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
7. Đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
a) Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh đánh giá sự phù hợp và các quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành.
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất khai thông tin, nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan. Ngoài những hồ sơ theo quy định của pháp luật về hải quan, hồ sơ phế liệu nhập khẩu phải có các tài liệu sau đây:
a) Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu;
b) Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu (bản quét từ bản chính có xác thực chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân nhập khẩu);
c) Chứng thư giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu;
d) Văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này.
9. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm như sau:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Nghị định này;
c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.
Về hình thức xử phạt, Điều 35 Chương II Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 nêu rõ hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không phải là kho, bãi lưu giữ đã được cấp giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; không phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định;
d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định;
e) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
Hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác không đúng với giấy phép môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao dưới 500 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 100 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 50 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ 100 tấn đến 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ trên 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao trên 1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác.
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thanh toán các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu trong trường hợp số tiền ký quỹ không đủ để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường; không ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo quy định; nhập khẩu phế liệu khi không có giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
a) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
d) Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm d, đ và e Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này khi bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy phế liệu nhập khẩu.
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, đ và e Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này gây ra.
Luật gia Dũng phân tích, theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Chương I Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời gian qua, nhằm tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, nhiều Bộ/ngành, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp tích cực như ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (quy định chi tiết về các biện pháp ngăn chặn phế liệu không đáp ứng quy định vào Việt Nam thông qua quy định về điều kiện bảo vệ môi trường đối với cơ sở nhập khẩu phế liệu và quy định thông quan đối với phế liệu nhập khẩu; thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đối với các cơ quan, tổ chức; đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nhập khẩu tràn lan chất thải vào Việt Nam, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Do đó, cần hạn chế và tiến tới không cho phép nhập khẩu phế liệu./.
"Ở nhờ" - Có bảo đảm về điều kiện sống?
Nhà ở hợp pháp là một trong những điều kiện quan trọng để được nhập hộ khẩu. Trước đây, vấn đề chứng minh chỗ ở thỏa mãn yêu cầu luôn gây khó khăn trong khi thực hiện thủ tục, bởi cần rất nhiều những giấy tờ, con dấu và sự chồng chéo trong quy định giữa các văn bản áp dụng pháp luật ở mỗi địa phương.
Kế thừa và phát triển Nghị định 108/2005/NĐ-CP ngày 19-8-2005 về đăng ký và quản lý hộ khẩu, Luật Cư trú ra đời đã giản lược các thủ tục và quy định "mở" về các điều kiện được đăng ký thường trú, đặc biệt mở rộng khái niệm chỗ ở hợp pháp. Theo đó, chỗ ở hợp pháp có thể là nhà thuê, mượn hay ở nhờ. Nhưng trong Luật chỉ quy định chung về điều kiện, còn thực tế áp dụng cần những giấy tờ gì để chứng minh lại chưa được làm rõ và có rất nhiều vấn đề nảy sinh chung quanh những quy định này.
Theo Luật quy định, chỉ cần có sự đồng ý của người cho ở nhờ, cho mượn, cho thuê cho nhập hộ khẩu là thỏa mãn điều kiện về chỗ ở hợp pháp. Còn vấn đề mối quan hệ giữa người ở nhờ và người cho ở nhờ, một người có thể đồng ý cho bao nhiêu người ở nhờ nhập hộ khẩu và giới hạn diện tích trên đầu người đối với diện tích nhà ở không được đề cập đến.
Mục đích của Luật Cư trú là bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân trên toàn lãnh thổ. Nhưng quyền cư trú phải đi đôi với bảo đảm điều kiện sống đầy đủ để phát triển toàn diện. Liệu có thể đáp ứng được điều kiện đó không khi sống trong không gian chật hẹp của nhà cho ở nhờ cho mượn?
Việc quy định "mở" về nhà ở hợp pháp đã tạo điều kiện dễ dàng để được đăng ký thường trú, nên trong thời gian tới số lượng người dân nhập hộ khẩu ở các thành phố lớn sẽ tăng lên đáng kể. Điều này có tạo ra khó khăn trong quản lý cư trú, tạo ra mất cân đối trong phân phối dân cư giữa các vùng miền, mật độ dân số của các thành phố lớn tăng đột biến và tệ nạn xã hội gia tăng?
Ông Đỗ Văn Cương, Phó trưởng Phòng Pháp luật hành chính kinh tế dân sự, Vụ Pháp chế, Bộ Công an (BCA) cho biết, trong Dự thảo Nghị định trình Chính phủ đã quy định khá chi tiết các loại giấy tờ khi thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu trong trường hợp thuê mướn và ở nhờ. Chỉ cần có một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khách của cơ quan, tổ chức; hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, nhà khác của cá nhân có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã là người nhập hộ khẩu có thể chứng minh được chỗ ở hợp pháp.
Trên thực tế, chỉ những người muốn làm ăn ổn định lâu dài mới mong muốn nhập hộ khẩu; để được hưởng điều kiện cuộc sống tốt nhất tại nơi cư trú. Mặt khác, khi cho phép người khác nhập hộ khẩu vào gia đình, chủ hộ có những trách nhiệm quản lý đối với những người trong cùng hộ như: Làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi hộ tịch đối với những người trong sổ hộ khẩu (thay đổi tên, họ đệm, ngày tháng, năm sinh...), đồng ý bằng văn bản cho những người ở nhờ trong hộ khẩu tách hộ khẩu,...
Do vậy thông thường cho phép người ở nhờ nhập hộ khẩu, trở thành thành viên trong gia đình, thì mối quan hệ giữa người cho ở nhờ và người ở nhờ phải thân thiết, quen biết và họ còn ràng buộc với nhau trong hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở. Nên việc một người cho rất nhiều người ở nhờ nhập hộ khẩu là rất ít xảy ra trên thực tế.
Hơn nữa, nếu đặt ra nhiều quy định yêu cầu xác định về mối quan hệ và giới hạn số lượng người được nhập hộ khẩu trong trường hợp ở nhờ thì vô hình chung tạo ra sự rườm rà về giấy tờ gây phiền nhiễu trong khi thực hiện thủ tục và mục đích của cải cách hành chính không đạt được.
Theo ông Đỗ Văn Cương, các khó khăn về quản lý không nhiều. Công tác quản lý cư trú được thực hiên thông qua đăng ký. Luật Cư trú đã quy định rất rõ ràng về các thủ tục khi đăng ký thường trú (yêu cầu có Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu trong hồ sơ đăng ký) nên các cơ quan quản lý cư trú sẽ kiểm soát được số lượng nhân khẩu và những biến động trong địa bàn. Tạo điều kiện cho người dân đăng ký thường trú dễ dàng sẽ đưa đến tâm lý ổn định làm ăn sinh sống, được hưởng các chế độ y tế, giáo dục... cần thiết. Mặt khác, đây cũng là điều kiện để thu hút nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH ở các đô thị lớn.
Thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều biến động về dân số, nhất là tại các thành phố lớn. Đi cùng với nó là các vấn đề khó khăn phát sinh trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, môi trường... Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Bên cạnh những vấn đề phát sinh, việc Luật Cư trú ra đời và sắp đi vào cuộc sống đánh dấu bước phát triển lớn trong cải cách hành chính, đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc "an cư" để ổn định "lập nghiệp", góp phần đưa hệ thống pháp luật nước ta tiến gần hơn với thông lệ quốc tế.