Luật Bóng Đá Bằng Tiếng Anh

Luật Bóng Đá Bằng Tiếng Anh

Bạn là người yêu thích thể thao hay là vận động viên thể thao, đặc biệt là bóng đá? Hãy theo dõi bài viết từ vựng tiếng Anh chủ đề bóng đá dưới đây, rất hữu ích cho bạn.

Bóng đá trong văn hóa đại chúng

Bóng đá được nhiều nghệ sĩ coi là thứ "ngôn ngữ toàn cầu" với những đặc điểm thi đấu, luật lệ và truyền thống riêng của nó.[112] Nhà văn Albert Camus, người từng một thời là thủ môn bóng đá, đã phát biểu rằng:

Tác phẩm văn học về bóng đá có thể kể tới Vua bóng đá của Aziz Nesin hay Fever Pitch (1992) của Nick Hornby,.... Âm nhạc, nhất là các bài hát tập thể, là một yếu tố không thể thiếu của các trận bóng. Các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia thường có những bài đồng ca để cổ vũ tinh thần cầu thủ và huấn luyện viên.[114] Đây có thể là những bài hát được sáng tác riêng cho câu lạc bộ như Leeds United (của Leeds Utd) hay Good old Arsenal (của Arsenal). Cũng có những bài hát không được viết riêng cho bóng đá nhưng lại trở thành ca khúc yêu thích của các cổ động viên, tiêu biểu là You'll Never Walk Alone, bài hát không chính thức của cổ động viên Liverpool FC. Ngược lại, một số nghệ sĩ cũng lấy cảm hứng từ các trận bóng để sáng tác các bài hát, có thể kể tới We Will Rock You và We Are the Champions của nhóm Queen.[115]

Trong thế giới điện ảnh, bộ phim đầu tiên về bóng đá, Harry The Footballer, được đạo diễn người Anh Lewin Fitzhamon thực hiện từ năm 1911.[116] Các tác phẩm điện ảnh về đề tài bóng đá có nội dung rất đa dạng, từ sự hâm mộ cuồng nhiệt của cổ động viên trong À mort l'arbitre (1984, đạo diễn Jean-Pierre Mocky) đến cái nhìn trào phúng về bóng đá trong Coup de tête (1979, đạo diễn Jean-Jacques Annaud) hay những trận đấu mang dấu ấn lịch sử trong Escape to Victory (1981, đạo diễn John Huston) hoặc Das Wunder von Bern (2003, đạo diễn Sönke Wortmann). Bóng đá đôi khi còn được "mượn" để nói tới các đề tài văn hóa khác (hoặc kết hợp với một số đề tài văn hóa), có thể kể tới vở kịch truyền hình Trận bóng của những triết gia do nhóm Monty Python thực hiện năm 1972 về đề tài triết học, hay bộ phim nổi tiếng Đội bóng Thiếu Lâm (2001, đạo diễn Châu Tinh Trì) đã thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa bóng đá và võ thuật.

Bóng đá cũng là một trong những môn thể thao được chuyển thể thành các trò chơi (bởi vì nhờ lượng tín đồ vô cùng đông đảo của môn thể thao này mà nó có thể được coi là một "mảnh đất màu mỡ" cho các nhà làm game để tạo ra các tựa game bóng đá), từ các trò chơi cổ điển ví dụ như bóng đá bàn hay Subbuteo... đến các trò chơi điện tử hiện đại ví dụ như loạt EA Sports FC Mobile (tiền thân là FIFA Mobile) của hãng Electronic Arts, loạt Pro Evolution Soccer của hãng Konami (trò chơi điện tử bán chạy nhất tại Pháp năm 2006[117]) hay loạt Dream League Soccer của hãng First Touch Games....

Bóng đá, môn thể thao được hâm mộ nhất thế giới, đã tạo riêng cho nó một nền văn hóa cổ động riêng biệt. Cổ động viên là những người đóng góp tài chính nhiều nhất cho câu lạc bộ hoặc đội tuyển họ yêu thích thông qua nhiều hình thức như mua vé vào sân, mua đồ lưu niệm của đội bóng hoặc tham gia các hội người hâm mộ do đội bóng tổ chức. Bên cạnh đó, các cổ động viên cũng là động lực (và cả sức ép) cho đội bóng trong và ngoài sân đấu, vì vậy đôi khi cổ động viên bóng đá được coi như "cầu thủ thứ 12" của đội bóng.

Tuy nhiên, có một số cổ động viên quá khích được gọi là các hooligan, trong lịch sử bóng đá, không ít trường hợp các hooligan đã bị cấm vào sân vận động vĩnh viễn và cũng không ít trường hợp, các cầu thủ và hooligan đã ẩu đả với nhau.

Các hội cổ động viên bóng đá bắt đầu được hình thành từ cuối thế kỷ 19 tại Anh. Ban đầu các hội này thường phụ thuộc trực tiếp vào các đội bóng nhưng kể từ thập niên 1940 họ bắt đầu tách riêng đứng độc lập.[118] Các hội cổ động viên thường đứng ra tổ chức các hình thức cổ động trên sân, đặc biệt là trong các trận đấu "derby" giữa các đội bóng kình địch. Những trận "derby" giữa các đội bóng kình địch nổi tiếng thường trở thành màn trình diễn không chỉ của các siêu sao hai đội mà còn là của các hội cổ động viên, có thể kể tới các trận "derby" nổi tiếng thế giới như Derby della Madonnina giữa A.C. Milan và Inter Milan của Ý, El Clásico giữa Real Madrid và FC Barcelona của Tây Ban Nha hay El Superclásico giữa CA Boca Juniors và CA River Plate của Argentina và gần đây nhất là Derby Manchester giữa Manchester United và Manchester City (Sau khi Man City có được sự hậu thuẫn của các ông chủ Ả Rập, họ đang ngày càng mạnh lên và trở thành đối trọng với MU).

Thông thường các cổ động viên bóng đá thường cổ vũ trận đấu một cách hòa bình, tuy nhiên đôi khi bạo lực cũng bùng phát, đặc biệt là trong các trận đấu giữa những đội bóng kình địch. Bạo lực thậm chí đã biến một số trận đấu trở thành thảm kịch, ví dụ điển hình là thảm họa Heysel diễn ra trên sân vận động Heysel tại Bỉ năm 1985 đã khiến 39 cổ động viên thiệt mạng, hơn 600 người khác bị thương. Trong một số trường hợp khác, cổ động viên bóng đá quá khích lại tràn xuống sân làm gián đoạn các trận thi đấu, đây là trường hợp của trận giao hữu giữa đội tuyển Algérie và đội tuyển Pháp diễn ra năm 2001 tại Stade de France, các cổ động viên tràn vào sân đã làm trận đấu phải kết thúc sớm 15 phút.[119]

Bóng đá thông thường được chơi với hai đội hình 11 người trên sân lớn, tuy nhiên đôi khi môn thể thao này cũng được biến đổi về số người chơi, luật lệ để phù hợp với các điều kiện chơi bóng khác nhau.

Bóng đá mini (hay tiếng lóng là Bóng đá phủi) là một trong những loại hình khác của bóng đá, dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi thành phần,.... Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội từ 5 đến 7 cầu thủ bao gồm cả thủ môn. Sự khác biệt khác với bóng đá thông thường bao gồm một sân nhỏ hơn, khung thành nhỏ hơn, thời lượng trận đấu giảm. Được chơi trong nhà hoặc ngoài trời, thường là trên sân cỏ nhân tạo, có thể được đặt trong một rào chắn hoặc "lồng" để ngăn bóng rời khỏi khu vực chơi và giữ cho trò chơi liên tục diễn ra. Khác so với bóng đá chuyên nghiệp, bất kỳ ai cũng có thể chơi bóng đá mini, từ học sinh, sinh viên, cho đến những người đã có nghề nghiệp, công ăn việc làm, đến cả những người đã nghỉ hưu,..., chỉ cần có đam mê bóng đá là có thể chơi được. Chính vì thế mà đây cũng là một dạng bóng đá không chuyên.

Futsal hay Bóng đá trong nhà là môn thể thao tương tự bóng đá nhưng các trận đấu được diễn ra trong nhà với một số luật lệ được thay đổi cho phù hợp[120] ví dụ kích thước sân và bóng được thu nhỏ, các cầu thủ đi giày đế bằng thay vì giày đinh như ở các trận đấu sân cỏ. Futsal ra đời vào năm 1930 tại Uruguay và liên tục phát triển dưới sự bảo trợ của FIFA. FIFA cũng là tổ chức điều hành Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới. Các đội tuyển quốc gia có truyền thống ở môn thể thao này có thể kể tới Tây Ban Nha, Ý, Argentina và Brasil. Ở châu Á thì Iran và Nhật Bản là hai quốc gia mạnh nhất và độc chiếm toàn bộ chức vô địch của giải AFC Futsal Asian Cup.

Bóng đá bãi biển (Beach Soccer) là môn bóng đá chơi trên bãi cát, thông thường là bãi biển. Các trận đấu bóng đá bãi biển có 2 đội, mỗi đội 5 người với quyền thay người không hạn chế. Các cầu thủ chơi trên một sân nhỏ kích thước 28x37 m trong 3 hiệp, mỗi hiệp 12 phút. Giải vô địch thế giới môn bóng đá bãi biển được FIFA tổ chức từ năm 1995. Trong môn thể thao này, đội tuyển thống trị nhiều năm qua là đội bóng đá bãi biển Brasil, đội này đã 14 lần vô địch thế giới kể từ năm 1995, thành tích vượt xa so với các đội đứng tiếp theo là Nga và Bồ Đào Nha (cùng 3 lần vô địch thế giới) và Pháp (1 lần vô địch thế giới).

Bóng đá cho người khuyết tật có hai loại hình chính là bóng đá xe lăn (cho người khuyết tật chi) và bóng đá cho người khiếm thị (cho người có khuyết tật về mắt). Môn bóng đá cho người khiếm thị được đưa vào nội dung thi đấu của Paralympic kể từ năm 2004. Tại các loại hình bóng đá này thì những đội tuyển Nam Mỹ như Brasil và Argentina cũng là những đội thống trị các giải đấu. Bóng đá ba đội, một thể loại bóng đá mà trong mỗi trận đấu có ba đội tham gia thi đấu, đội để thủng lưới ít nhất là đội chiến thắng. Trong mỗi trận, các liên minh tạm thời giữa hai đội đang thủng lưới nhiều hơn sẽ dồn ép đội thủng lưới ít nhất, các liên minh thành lập và tan vỡ liên tục theo tỉ số trận đấu.

Ngoài những loại hình kể trên, cũng còn một số loại hình ít phổ biến hơn như môn jorkyball, môn teqball hay môn bóng đá tennis.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

[VOCABULARY] Từ Vựng Tiếng Anh Về Bóng Đá

World Cup đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, chứng minh sức nóng bất tận của Môn thể thao vua - Bóng đá. Hơn cả một môn thể thao, bóng đá còn là cầu nối đưa mọi người trên thế giới tới gần nhau hơn để cùng chia sẻ niềm đam mê.

Nếu cũng là một fan bóng đá và đang dõi theo diễn biến của kỳ World Cup 2022 thì hãy cùng JOLO English khám phá những từ vựng Tiếng Anh về bóng đá sau nhé!

Tiếp theo bài viết giới thiệu về các từ vựng thuộc chủ đề thể thao, SHEC tiếp tục giới thiệu với các bạn từ vựng Tiếng Anh theo chủ đề BÓNG ĐÁ – môn thể thao Vua. Các bạn thử xem mình nhớ được bao nhiều từ nhé!

Bóng đá (hay còn gọi là túc cầu, đá bóng, đá banh; tiếng Anh-Anh: association football hoặc ngắn gọn là football, tiếng Anh-Mỹ: soccer) là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội bao gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Môn thể thao này có khoảng hơn 250 triệu người chơi ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến môn này trở thành môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Môn này chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu. Mục tiêu là ghi bàn vào khung thành đối phương. Đội nào có số bàn thắng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Bóng đá được chơi theo một bộ luật gọi là Luật bóng đá. Quả bóng có chu vi 68–70 cm (27–28 in). Hai đội thi nhau đưa bóng vào khung thành đội đối thủ (giữa cột dọc và dưới xà ngang), qua đó ghi bàn. Các cầu thủ không được phép dùng tay hoặc chạm tay vào bóng khi đang chơi, ngoại trừ thủ môn trong vòng cấm. Những cầu thủ khác chủ yếu dùng chân để tấn công hoặc chuyền bóng, nhưng cũng có thể sử dụng bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể ngoại trừ bàn tay và cánh tay. Đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn vào cuối trận là đội chiến thắng; nếu cả hai đội ghi được số bàn thắng bằng nhau, tỷ số hòa được công nhận hoặc trận đấu sẽ bước vào hiệp phụ hay loạt sút luân lưu tùy theo thể thức thi đấu. Mỗi đội được dẫn dắt bởi một đội trưởng, người chỉ có trách nhiệm chính thức theo quy định của Luật bóng đá: đại diện cho đội của họ tung đồng xu trước khi bắt đầu trận đấu hoặc đá luân lưu.

Bóng đá thế giới được điều hành bởi Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA; tiếng Pháp: Fédération Internationale de Football Association), tổ chức các kỳ World Cup cho cả nam và nữ bốn năm một lần.[4] Giải vô địch bóng đá nam thế giới bắt đầu diễn ra kể từ năm 1930, ngoại trừ năm 1942 và 1946 đã bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới thứ hai. Khoảng 190–200 đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu trong các trận đấu vòng loại thuộc phạm vi từng liên đoàn châu lục để giành được một suất tham dự vòng chung kết. Vòng chung kết, được tổ chức bốn năm một lần, có sự tham gia của 32 đội tuyển quốc gia tranh tài trong thời gian bốn tuần (con số này tăng lên 48 đội vào năm 2026).[5] Đây là giải đấu bóng đá nam danh giá nhất thế giới cũng như là sự kiện thể thao có lượng người xem và theo dõi nhiều nhất trên thế giới, vượt qua Thế vận hội Mùa hè. Tương tự, Giải vô địch bóng đá nữ thế giới được tổ chức lần đầu kể từ năm 1991 mặc dù môn thể thao này đã được chơi bởi phụ nữ kể từ khi nó tồn tại. Kỷ lục có 1,12 tỷ người xem giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 tại Pháp.[6]

Những giải đấu danh giá nhất của các câu lạc bộ châu Âu là UEFA Champions League và UEFA Women's Champions League, thu hút lượng khán giả truyền hình đông đảo trên toàn thế giới. Trận chung kết của giải nam, trong những năm gần đây, là sự kiện thể thao thường niên được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Năm giải bóng đá vô địch quốc gia nam hàng đầu châu Âu là Premier League (Anh), La Liga (Tây Ban Nha), Bundesliga (Đức), Serie A (Ý) và Ligue 1 (Pháp). Thu hút hầu hết các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, mỗi giải đấu có tổng chi phí tiền lương vượt quá 600 triệu bảng/763 triệu euro/1,185 tỷ đô la Mỹ.[7]

Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi theo các quy tắc đề ra trong Luật bóng đá (tiếng Anh: Laws of the Game). Các vận động viên tham gia chơi bóng đá được gọi là các cầu thủ, họ sử dụng một trái bóng hình cầu được gọi đơn giản là quả bóng đá, trái bóng hoặc trái banh. Trong trận đấu bóng đá, hai đội, mỗi đội gồm 11 cầu thủ sẽ tìm cách đưa trái bóng vào khung thành (còn gọi là cầu môn), đội nào đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn (ghi được nhiều bàn thắng hơn) sẽ là đội giành chiến thắng, nếu hai đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội nào làm được việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa.

Quy tắc cơ bản nhất của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành (được gọi là thủ môn), được phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên).[8] Trong một trận đấu thông thường, cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, dắt bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhưng tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người, tiểu xảo. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp.

Bóng đá là một môn thể thao xuất hiện từ những trận đấu khác nhau trên khắp thế giới từ thời cổ đại. Trong tiếng Anh, nó thường được gọi là "football" ở Vương quốc Anh và hầu hết Ulster ở bắc Ireland. Tuy nhiên, trong các khu vực và quốc gia khác, như Úc,[9], Canada, Nam Phi, phần lớn Ireland (ngoại trừ Ulster) và Hoa Kỳ, nó được biết đến với tên gọi "soccer" theo các quy tắc và mã bóng đá phổ biến khác. Ở Nhật Bản, trò chơi này chủ yếu được gọi là sakkā (サッカー), xuất phát từ thuật ngữ "soccer". Một ngoại lệ đáng chú ý là New Zealand, nơi trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, bất chấp sự thống trị của quy tắc bóng bầu dục, "football" đã trở nên phổ biến nhờ tác động của truyền hình quốc tế.[10]

Thuật ngữ "soccer" xuất phát từ ngôn ngữ lóng "Oxford "-er"", được sử dụng phổ biến tại Đại học Oxford ở Anh từ khoảng năm 1875, và được cho là đã được mượn từ ngôn ngữ lóng của Trường Rugby. Ban đầu được viết là "assoccer", sau đó được rút gọn thành cách viết hiện đại. Hình thức lóng này cũng tạo ra các từ "rugger" để chỉ bóng bầu dục, "fiver" và "tenner" để chỉ tờ tiền 5 bảng và 10 bảng của Anh, và từ cũ "footer" cũng là một tên gọi khác cho bóng đá.[11] Từ "soccer" đã đạt được hình thức cuối cùng vào năm 1895 và được ghi nhận lần đầu vào năm 1889 với hình thức trước đó là "socca".[12]

Các môn thể thao tương tự bóng đá hiện đại (với mục đích đá bóng vào khung thành đối phương) đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới từ rất lâu. Theo FIFA thì dạng bóng đá cổ xưa nhất bao gồm đầy đủ các kỹ thuật chơi bóng có lẽ xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 2 hoặc 3 TCN, môn xúc cúc (蹴鞠, đá bóng).[13] Ở La Mã cổ đại cũng xuất hiện một môn thể thao chơi bóng có những nét giống bóng đá, đó là môn harpastum.

Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Bộ luật bóng đá hiện đại cổ nhất mà ta biết là bộ luật mà ngày nay thường được biết đến dưới tên Bộ luật Cambridge (tiếng Anh: Cambridge Rules). Sở dĩ có tên gọi này vì chính trong khuôn viên Trinity College thuộc Đại học Cambridge, đại diện của năm trường Eton, Harrow, Rugby, Winchester và Shrewsbury đã tổ chức họp mặt để thống nhất một luật chơi đầu tiên cho môn bóng đá.[14] Cũng trong thập niên 1850, các đội bóng nghiệp dư bắt đầu được thành lập và thường mỗi đội xây dựng cho riêng họ những luật chơi mới của môn bóng đá, trong đó đáng chú ý có câu lạc bộ Sheffield F.C..[15] Việc mỗi đội bóng có luật chơi khác nhau khiến việc điều hành mỗi trận đấu giữa họ diễn ra rất khó khăn. Nỗ lực đáng kể nhất trong việc chuẩn hóa luật chơi môn bóng đá là việc thành lập Hiệp hội bóng đá Anh (The Football Association, thường viết tắt là FA) vào ngày 26 tháng 10 năm 1863 tại Great Queen Street, Luân Đôn.[16] Sau 5 cuộc họp diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, bộ luật đầy đủ và toàn diện đầu tiên của môn bóng đá gồm 13 điều đã được FA thông qua dưới sự chủ trì của Ebenezer Cobb Morley.[16] Hiện nay cơ quan chịu tránh nhiệm quản lý và theo dõi luật bóng đá trên thế giới là Ủy ban bóng đá quốc tế (International Football Association Board, thường viết tắt là IFAB). IFAB được thành lập năm 1886[17] tại Manchester trong một Schoolbuổi họp với sự có mặt của đại diện FA, Hiệp hội bóng đá Scotland (Scottish Football Association), Hiệp hội bóng đá xứ Wales (Football Association of Wales) và Hiệp hội bóng đá Ireland (Irish Football Association).

Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được C. W. Alcock tổ chức lần đầu cho các câu lạc bộ bóng đá Anh vào năm 1872. Trận thi đấu bóng đá cấp quốc tế đầu tiên giữa đội tuyển Anh và Scotland cũng diễn ra vào năm 1872 tại Glasgow. Nước Anh cũng là quê hương của giải đấu liên đoàn đầu tiên, The Football League, liên đoàn này được thành lập năm 1888 theo sáng kiến của giám đốc câu lạc bộ Aston Villa, ông William McGregor.[18] Giải đấu này bao gồm 12 câu lạc bộ thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh.

Cơ quan quản lý bóng đá thế giới, FIFA (Fédération Internationale de Football Association, Liên đoàn bóng đá quốc tế) được thành lập vào năm 1904 tại Paris với chủ tịch đầu tiên là ông Robert Guérin, một người Pháp, ngay từ khi thành lập FIFA đã tuyên bố sử dụng và tôn trọng bộ luật bóng đá do FA đưa ra.[19] Từ năm 1913, cơ quan theo dõi luật bóng đá IFAB bắt đầu bổ sung các thành viên là đại diện của FIFA. Hiện nay ban điều hành của IFAB bao gồm 4 đại diện của FIFA và 4 đại diện đến từ các liên đoàn khai sinh luật bóng đá là Anh, Scotland, Ireland và xứ Wales. Tính cho đến năm 2008, FIFA có 208 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có đại diện là thành viên, nhiều hơn Ủy ban Olympic Quốc tế 3 thành viên và nhiều hơn Liên Hợp Quốc 16 thành viên.[20]

Ngày nay, bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu[21] cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình.[22] Theo một cuộc thăm dò do FIFA tiến hành năm 2001, có trên 240 triệu người từ trên 200 quốc gia thường xuyên chơi bóng đá.[23] Không chỉ là môn thể thao phổ biến nhất thế giới,[24] bóng đá còn có ảnh hưởng lớn đến nền thể thao và xã hội nhiều quốc gia, hãng truyền hình ESPN từng cho rằng chính đội tuyển Bờ Biển Ngà đã giúp ngăn chặn nguy cơ một cuộc nội chiến tại nước này vào năm 2005, ngược lại cũng chính một trận bóng đá đã khởi đầu cho một cuộc chiến với cái tên Chiến tranh bóng đá xảy ra năm 1969 giữa El Salvador và Honduras.[25]

Phụ nữ có thể đã tham gia vào bóng đá từ thời điểm trò chơi này ra đời. Có bằng chứng cho thấy rằng trong triều đại nhà Hán (25-220 CN), phụ nữ đã chơi một trò chơi cổ xưa tương tự như cuju hoặc tsu chu, được mô tả trong các bức tranh vẽ từ thời kỳ đó[26] Ngoài ra, cũng có báo cáo về các trận đấu bóng đá hàng năm do phụ nữ ở Midlothian, Scotland, chơi vào những năm 1790.[28][29]

Bóng đá đã ghi nhận sự tham gia của phụ nữ từ rất sớm. Năm 1863, quy tắc chung được đưa ra để giảm bạo lực trên sân, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia. Trận đấu bóng đá nữ đầu tiên được ghi nhận ở Scotland vào năm 1892 và ở Anh vào năm 1895.[30] Bóng đá nữ có truyền thống từ thiện và rèn luyện thể chất, đặc biệt là ở Vương quốc Anh.[31]

Năm 1894, Nettie Honeyball thành lập Câu lạc bộ bóng đá nữ Anh nhằm chứng minh vai trò quan trọng của phụ nữ.[32] Mặc dù gặp phản đối từ các hiệp hội bóng đá Anh, Honeyball và các nữ cầu thủ khác đã mở đường cho sự phát triển của bóng đá nữ. Sự phản kháng này có thể được giải thích bởi sự đe dọa đối với sự "nam tính" của trò chơi.[33]

Bóng đá nữ trở nên phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất khi phụ nữ tham gia ngành công nghiệp nặng, và điều này thúc đẩy sự phát triển của môn thể thao này, tương tự như nam giới 50 năm trước đó. Đội Dick, Kerr Ladies FC của Preston, Anh, đã trở thành đội thành công nhất trong thời kỳ này. Họ đã chơi một trong những trận đấu quốc tế nữ đầu tiên với đội tuyển Pháp XI vào năm 1920[34][35] và cũng đối đầu đội tuyển nữ Scotland XI cùng năm đó, giành chiến thắng với tỷ số 22-0.[28]

Mặc dù bóng đá nữ ở Anh trở nên phổ biến hơn và thu hút đến 53.000 khán giả trong một trận đấu năm 1920,[36][37] vào năm 1921, nó đã gặp một trở ngại lớn khi Hiệp hội bóng đá cấm các trận đấu nữ trên sân của các câu lạc bộ thành viên.[38] Lý do được đưa ra là "trò chơi bóng đá không phù hợp với nữ giới và không nên được khuyến khích".[39] Cầu thủ và nhà văn bóng đá đã cho rằng lệnh cấm này thực tế là do sự ghen tị với sự hút khán giả lớn mà bóng đá nữ thu hút,[37] và FA không kiểm soát được doanh thu từ các trận đấu nữ.[39] Lệnh cấm này đã dẫn đến việc thành lập Hiệp hội bóng đá nữ Anh và trận đấu chuyển sang sân bóng bầu dục.[40]

Từ cuối thế kỷ 19, bóng đá nữ vẫn được tiếp tục chơi bởi phụ nữ.[31][41] Vào tháng 12 năm 1969, Hiệp hội bóng đá nữ được thành lập ở Anh[31][42] và vào năm 1971, UEFA đã chính thức công nhận bóng đá nữ.[31] Trong cùng năm 1971, lệnh cấm bóng đá nữ trên sân các câu lạc bộ thành viên của Hiệp hội bóng đá đã được bãi bỏ.[42] Trong những năm cuối thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970, bóng đá nữ đã được tổ chức ở Anh và trở thành môn thể thao đồng đội nổi bật nhất cho phụ nữ Anh.[31] Tuy nhiên, bóng đá nữ cũng bị cấm ở một số quốc gia khác. Đáng chú ý là ở Brazil từ 1941 đến 1979, Pháp từ 1941 đến 1970 và Đức từ 1955 đến 1970.[43][44][45]

Bóng đá nữ vẫn đối mặt với nhiều thách thức,[46] nhưng sự phát triển toàn cầu của nó đã thể hiện qua việc tổ chức các giải đấu quan trọng cả ở cấp quốc gia và quốc tế, tương tự như bóng đá nam. Giải vô địch bóng đá nữ thế giới được tổ chức lần đầu vào năm 1991 và diễn ra mỗi bốn năm kể từ đó.[47] Bóng đá nữ cũng trở thành môn thể thao Olympic kể từ năm 1996.[48] Bắc Mỹ là khu vực thống trị bóng đá nữ, với đội tuyển Hoa Kỳ giành được nhiều chức vô địch thế giới và Olympic.[49] Châu Âu và Châu Á xếp sau với thành công quốc tế, trong khi bóng đá nữ ở Nam Mỹ đã có sự cải thiện đáng kể.[50][51]

Hiện nay Luật bóng đá chính thức có 17 điều được áp dụng cho mọi cấp độ chơi bóng và chỉ có một vài sửa đổi nhỏ cho phù hợp với bóng đá nữ hay bóng đá trẻ,....