Hoàn thiện chính sách để phát triển, quản lý chung cư mini
Cú hích lớn từ Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA
Theo ông Dương Hoàng Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga, mối quan hệ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga luôn là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước và cùng coi sự phát triển của nhau là cơ hội cho sự phát triển của mình, gắn kết tình hữu nghị sâu đậm.
“Việc tổ chức các đoàn giao dịch, giao thương xúc tiến thương mại là hết sức cần thiết, nhằm tạo điều kiện để DN hai nước tăng cường hợp tác, có thêm nhiều cơ hội trực tiếp trao đổi, ký kết hợp đồng”, ông Minh nói.
Có thể thấy, vai trò của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (Việt Nam - EAEU FTA) đã góp phần đáng kể trong gia tăng kim ngạch thương mại song phương hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian gần đây. Như đánh giá của ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Hiệp định là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông - thủy sản, thực phẩm cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
“Để tận dụng các ưu đãi từ Việt Nam - EAEU FTA mang lại, đồng thời tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại song phương cao trong năm nay và thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành tại Nga. Việc đăng ký tham dự hội chợ triển lãm là biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả để DN tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng tại Liên bang Nga”, ông Phú cho biết.
Được biết, trong tháng 9 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức Chương trình giao thương trực tiếp Việt Nam - Liên bang Nga với sự góp mặt của đông đảo DN trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dược liệu… ngay tại Nga. Đây là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm giúp cho cộng đồng DN hai bên liên kết, hợp tác với nhau chặt chẽ hơn. Tại chương trình, các DN Việt Nam đã thực hiện các hoạt động kết nối giao thương B2B trực tiếp với các DN Liên bang Nga, với hơn 50 lượt giao dịch đã diễn ra.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 2,74 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,36 tỷ USD, tăng 46,4%; nhập khẩu đạt 1,38 tỷ USD, tăng 44,6%.
Nhiều nhóm hàng thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nga tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong 7 tháng, như thủy sản đạt 116,7 triệu USD (tăng 105% so với cùng kỳ năm 2023); gạo đạt 4,7 triệu USD (tăng 92,6% về giá trị và 61% về khối lượng); bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 18,1 triệu USD (tăng 116%); hạt tiêu đạt 15,7 triệu USD (tăng 98,4% về giá trị, tăng 48,2% về khối lượng)…
BTO-Năm học mới cùng với niềm vui háo hức được đến trường sau 3 tháng hè xa cách của các cô cậu học sinh là nổi lo lắng về tài chính của các bậc phụ huynh.
Bên cạnh những khoản tiền bắt buộc phải chi như quần áo, giày dép, sách vở, đồ dùng học tập, cha mẹ học sinh cũng phải chuẩn bị một khoản tiền không hề nhỏ gọi chung là tiền trường.
Tiền trường thì có rất nhiều khoản. Có khoản phụ huynh phải đóng theo hình thức bắt buộc, có khoản được đóng theo hình thức tự nguyện, lại có những khoản nhà trường không được phép thu.
Nhà trường được phép thu những khoản phí nào vào đầu năm học?
Đầu tiên là khoản tiền học phí được thu theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, HĐND cấp tỉnh sẽ quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình.
Thứ hai là tiền “Bảo hiểm y tế” học sinh, đây là bảo hiểm bắt buộc, căn cứ vào Khoản 21, Điều 12, Luật BHYT 2008 sửa đổi năm 2012 điểm đ, khoản 1, Điều 7 và điểm c, khoản 1, Điều 8, Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Nhà trường chỉ đóng vai trò thu hộ cho phía Bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, căn cứ theo Điều 9, Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT.
Thứ tư, tiền ấn phẩm trong đó có phù hiệu, giấy vở kiểm tra…
Tiền phục vụ bán trú đối với những trường học tổ chức bán trú. Đó là tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú…
Tiền học 2 buổi/ngày hoặc ôn tập kiến thức cho học sinh trong nhà trường. Việc học 2 buổi/ngày (cấp tiểu học thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2006) và ôn tập kiến thức trong nhà trường phải được sự thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường, căn cứ vào Điều 7, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền thu như thế nào?
Thông tư 55 quy định rõ, Ban đại diện cha mẹ học sinh có kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, kinh phí này chỉ được huy động từ cha mẹ học sinh theo nguyên tắc:
1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
b) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
Những khoản Ban đại diện cha mẹ không được phép thu
Khoản 4, Điều 10, Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT nêu rõ: Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học và gia đình người học những khoản ủng hộ không tự nguyện và không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban, bao gồm:
Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường; Bảo vệ an ninh nhà trường; Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Băn khoăn khoản tiền vệ sinh trường
Thông tư 55 quy định rõ một trong những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học và gia đình người học là tiền vệ sinh trường. Tuy nhiên, ở các trường học hiện nay (cả 3 cấp học là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) trong cả nước đều phải vận động phụ huynh ủng hộ khoản tiền này.
Mức ủng hộ cũng tùy thuộc vào mỗi địa phương. Nếu như ở nhiều nơi, tiền vệ sinh được vận động phụ huynh đóng có khi lên tới 100.000 đồng hoặc 150.000 đồng/học sinh/năm thì tại nhiều trường học ở thị xã La Gi, mức thu vận động chỉ từ 30.000 - 50.000 đồng/học sinh/năm học.
Sẽ có người thắc mắc: Vì sao có quy định cấm thu khoản tiền vệ sinh nhưng nhiều trường học vẫn thu? Trong thực tế, nếu mỗi nhà trường không có được khoản tiền này sẽ lấy gì trả công cho người dọn nhà vệ sinh của học trò?
Thu nhập của những tạp vụ nhà trường một tháng chưa tới 2 triệu đồng, làm sao họ có thể kiêm nổi cả việc dọn nhà vệ sinh? Nếu không thuê tạp vụ dọn, ai sẽ là người đứng ra dọn dẹp? Nhà vệ sinh mỗi ngày được dọn dẹp ít nhất 2 lần nhưng tình trạng hôi khai còn không chấm dứt. Nếu không được dọn dẹp thường xuyên trong ngày sẽ thế nào?
Vì thế, khi vấn đề dọn nhà vệ sinh được đưa ra ở các trường thì gần như 100% phụ huynh đều đồng thuận đóng góp. Nhiều phụ huynh còn đưa ra ý kiến phải nâng mức ủng hộ lên khoảng 100.000 đồng/năm chứ để mức ủng hộ như cũ từ 30.000 - 50.000 đồng sẽ quá ít.
Ngày càng nhiều sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng
Với thâm niên hơn 10 năm xuất khẩu hạt điều sang thị trường Nga, bà Tạ Ngọc Mai, Giám đốc bán hàng của Công ty Hoàng Sơn 1 nhận thấy, thị trường Nga đang có nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng của DN, bởi vậy DN cần có kế hoạch đầu tư để xuất hàng tinh chế, thay vì xuất khẩu thô.
“Thị trường Nga mua ngày càng nhiều sản phẩm của Việt Nam, bởi vậy DN mong muốn tìm được phương thức xuất thẳng cho các nhà nhập khẩu ở Nga, đưa thẳng hàng hóa của mình lên các kệ hàng của siêu thị. Muốn đạt được mục tiêu này, DN luôn xác định rõ phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường”, bà Mai chia sẻ.
Đại diện Tập đoàn Nafood tại Nga - ông Nguyễn Mai Phương cho biết, sản phẩm của tập đoàn đã có mặt tại Nga từ nhiều năm qua. Chiến lược dài hạn của tập đoàn sẽ là sớm xây dựng nhà máy quy mô nhỏ, sấy hoa quả tại chỗ, bởi thị trường hoa quả sấy tại Nga rất tiềm năng phù hợp với xứ lạnh, người Nga rất thích hoa quả nhiệt đới như của Việt Nam.
“Mỗi lượt khách Nga du lịch đến Việt Nam, được thưởng thức hoa quả Việt Nam khi về nước họ đều trở thành những "người quảng cáo" cho hoa quả Việt Nam. Việc Nafood mở thị trường tại Nga cũng dựa trên nhu cầu thực tế của người dân Nga và tập đoàn không chỉ dừng lại ở các sản phẩm hoa quả sấy, mà sẽ có phương án xuất khẩu hoa quả tươi sang Nga”, ông Phương cho hay.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Hội chợ quốc tế thực phẩm và đồ uống WorldFood Moscow thường niên đã trở thành một trong những hội chợ quốc tế có uy tín, quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong lĩnh vực thực phẩm. Đây cũng là diễn đàn xúc tiến thương mại quan trọng, có ý nghĩa vô cùng thiết thực nhằm hỗ trợ cộng đồng DN khắc phục những khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Khẳng định trong thời gian gần đây, hàng nông sản Việt Nam gia tăng tại thị trường Nga, một số mặt hàng còn củng cố được vị trí của mình trên thị trường, bà Meshcheryakova Elena, Trưởng phòng phát triển chiến lược, Trung tâm thương mại Food City cho biết, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có chất lượng tốt và được người tiêu dùng Nga ưa chuộng.
“Các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ tại Nga. Với vai trò là một trong số các trung tâm thương mại lớn, chuyên về nhập khẩu, phân phối các sản phẩm nông sản, thực phẩm tại Moscow, Food City sẵn sàng hợp tác với các DN Việt Nam để đưa những sản phẩm chất lượng của Việt Nam vào phân phối tại Nga”, bà Meshcheryakova Elena cam kết.